12 tháng sau khi cuộc xung đột bùng phát, quân đội Nga – với đợt triệu tập lực lượng dự bị lớn nhất kể từ Thế chiến II – liên tục thay đổi chiến thuật, lui về bảo vệ khu vực miền Đông Donbass.
Nga không thắng, bất kể họ làm chủ bao nhiêu phần lãnh thổ Ukraine. Ukraine cũng vậy, dù họ có thể đẩy toàn bộ lực lượng Nga ra khỏi biên giới. Ở Nga và Ukraine, gần 1 năm qua, mỗi ngày lại có thêm những người vợ mất chồng, người con mất cha, là cảnh chia ly, là đất nước bị tàn phá, là thù hằn dân tộc, là dấu chấm hết cho mối quan hệ duyên nợ giữa hai nước từng chung mái nhà liên bang.
Một quân nhân Ukraine ngồi trong xe tăng ở Vùng Donetsk.
Người phụ nữ tên Olga ôm bạn trai Vlodomyr nói lời tạm biệt tại nhà ga xe lửa ở Lviv trước khi Vlodomyr ra tiền tuyến, ngày 9/3/2022.
Các quân nhân của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine cố thủ ở Kiev khi lực lượng Nga áp sát thủ đô, ngày 25/2/2022.
Một em bé rời khỏi Ukraine ra dấu hình trái tim khi chờ xe tại ga Nyugati ở Budapest (Hungary) ngày 28/2/2022.
Người dân rời khỏi thành phố Kharkiv, ngày 24/2/2022.
Một cựu chiến binh của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine huấn luyện các kĩ năng quân sự cho dân thường ở Kiev, ngày 30/1/2022.
Dân thường tập ném bom chai để bảo vệ thành phố ở Zhytomyr, ngày 1/3/2022.
Các sản phụ và trẻ sơ sinh trú dưới tầng hầm của nhà hộ sinh khi còi báo động không kích vang lên ở Kiev, ngày 2/3/2022.
Người dân địa phương tìm chỗ trú ẩn ở Irpin (gần Kiev) khi khu vực này bị pháo kích, ngày 6/3/2022.
Người dân di tản khỏi Irpin, ngày 8/3/2022.
Binh sĩ Ukraine nằm trú ẩn khi bị trực thăng không kích gần Demydiv, ngày 10/3/2022.
Một người đàn ông ôm mèo cưng bỏ chạy sau khi tòa nhà nơi ông sinh sống ở quận Obolon (Kiev) bị pháo kích ngày, 14/3/2022.
Một cư dân bị thương vì pháo kích nhằm vào Kiev.
Vết đạn trên bầu trời đêm khi lực lượng Ukraine bắn hạ một máy bay không người lái ở Kiev.
Một binh sĩ của lực lượng thân Nga ở Mariupol, ngày 31/3/2022.
Giọt nước mắt lăn dài trên má một phụ nữ trẻ buộc phải di tản từ Ukraine sang Romania, ngày 16/3/2022.
Tetiana Chornovol – một cựu nghị sĩ Ukraine, hiện là quân nhân chịu trách nhiệm vận hành hệ thống vũ khí chống tăng – kéo một tên lửa ra khỏi xe hơi ở Kiev, ngày 20/3/2022.
Người dân nhận thực phẩm từ các tình nguyện viên tại một ga tàu được sử dụng làm hầm trú ẩn ở Kharkiv, ngày 24/3/2022.
Đoàn xe bọc thép của lực lượng thân Nga trên con đường dẫn đến thành phố cảng phía Nam Mariupol (lúc này đang bị bao vây), ngày 28/3/2022.
Máy bay chở hàng Antonov An-225 Mriya, chiếc máy bay lớn nhất thế giới, bị quân đội Nga phá hủy tại một sân bay ở khu định cư Hostomel (Vùng Kiev, Ukraine) ngày 3/4/2022.
Các khu chung cư bị hư hại ở thành phố cảng Mariupol.
Cảnh hoang tàn ở Borodyanka (Vùng Kiev).
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy những ngôi nhà ở Irpin hóa đống đổ nát.
Quân nhân Ukraine đầu hàng ở nhà máy Azovstal (Mariupol) bị lực lượng dân quân Donetsk đưa về trại tạm giam, ngày 20/5/2022.
Sergii Veselyi (51 tuổi) nói chuyện với vợ là Svetlana khi ông nằm trong xe cấp cứu vì bị thương trong trận pháo kích ở Sloviansk (Kramatorsk, Vùng Donetsk), ngày 5/7/2022.
Quân nhân Ukraine khai hỏa lựu pháo M777 ở Kharkiv, ngày 21/7/2022.
Một binh sĩ Ukraine tìm chỗ trú sau khi còi báo động không kích vang lên ở Kiev, ngày 17/10/2022. Vũ khí mà Nga sử dụng trong vụ tấn công được cho là máy bay không người lái của Iran Shahed-136.
Kiev mất điện diện rộng sau các cuộc không kích của quân đội Nga, ngày 24/10/2022.
Một người đàn ông trú trong toa tàu ở ga Kharkiv.
Một phụ nữ địa phương cầm hoa tặng các binh sĩ Ukraine vừa giành lại quyền kiểm soát làng Kyselivka, ngoại ô Kherson, ngày 12/11/2022.
Máy bay chiến đấu Nga bay qua Shakhtyorsk gần Donetsk, ngày 27/10/2022.
Các quân nhân Ukraine thuộc trung đoàn Cảnh sát tuần tra đặc nhiệm Dnipro-1 là Raphael Karapitian, 45 tuổi và Roman Kapinus, 39 tuổi, cầm vũ khí đi bên cạnh cây thông Noel khi cuộc tấn công của Nga vẫn tiếp diễn vào đêm Giáng sinh ở Bakhmut.
Xác xe tăng Nga trong khu vườn sau nhà của một cư dân ở làng Velyka Dymerka (Vùng Kiev) ngày 22/7/2022.
Một phụ nữ chia tay chồng ra tiền tuyến ở Uzhhorod.
Mộ các binh sĩ thuộc công ty quân sự Wagner của Nga trong một nghĩa trang gần làng Bakinskaya ở Vùng Krasnodar (Nga) ngày 22/1/2023.
Ảnh: Reuters
Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, bày tỏ quan ngại về tình hình xung đột tại Ukraine trong một năm qua cũng như trước diễn biến đáng lo ngại gần đây, hậu quả của cuộc xung đột, mất mát to lớn về người và của, cơ sở hạ tầng và tác động tiêu cực đối với khu vực, thế giới và các nỗ lực chung trong thúc đẩy hợp tác quốc tế, ứng phó với các thách thức toàn cầu.
Trước tình hình đó, Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, nhất là các nguyên tắc cơ bản quan trọng hàng đầu là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.
Việt Nam khẩn thiết kêu gọi các bên chấm dứt chiến sự, tránh hành động leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại, đàm phán để tìm giải pháp hòa bình toàn diện, thỏa đáng, lâu dài cho các bất đồng trên cơ sở phù hợp và tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, có tính đến lợi ích, quan tâm chính đáng của các bên liên quan, vì hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, Việt Nam cho rằng cộng đồng quốc tế cần tăng cường bảo vệ an ninh, an toàn của người dân, bảo đảm những nhu cầu cấp bách của người dân chịu ảnh hưởng bởi chiến sự, bảo vệ và duy trì các cơ sở dân sự, nhất là cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân.
Việt Nam kêu gọi LHQ, các nước, các tổ chức và đối tác quốc tế tiếp tục gia tăng nỗ lực để viện trợ, cứu trợ người dân bị ảnh hưởng bởi xung đột, đồng thời ủng hộ vai trò, nỗ lực của LHQ và Tổng thư ký LHQ trong tìm kiếm giải pháp hòa bình.
Việt Nam khẳng định sẵn sàng đóng góp trong khả năng của mình vào nỗ lực ngoại giao, tái thiết, hồi phục, cứu trợ ở Ukraine.
Theo Reuters