Những bức hình về Bắc Triều Tiên dưới ống kính của một nhiếp ảnh gia người Nga đã mang tới cho người xem một cái nhìn rất khác về đất nước này.
Không phải những tòa nhà đồ sộ, ga tàu điện ngầm hoành tráng đông đúc người qua lại, nơi đây chỉ có tháp canh, học sinh sau giờ học phải đi phụ hồ, dân nghèo mang quần áo ra sông giặt, các nhà máy xả thẳng những cột khói trắng độc hại lên bầu trời.
Tại vùng biên giới này đâu đâu cũng chỉ thấy những tháp canh.
Xa xa, bên bờ sông, những người dân nghèo mang quần áo ra giặt mà phơi luôn trên bờ kè.
Đó là một góc nhìn hoàn toàn khác so với những hình ảnh trước đây đã từng được công bố về đất nước Triều Tiên do blogger người Nga Alexander Belenkiy khó khăn lắm mới chụp lại được tại vùng biên giới giáp Trung Quốc.
Anh Alexander đã đi hơn 500 km dọc biên giới, thậm chí phải mạo hiểm cả tính mạng của mình để có được bộ ảnh ấn tượng này.
Nhiếp ảnh gia người Nga đã đi 500km dọc biên giới Trung - Triều và mạo hiểm cả tính mạng để có được bộ ảnh ấn tượng này.
Tại một số thị trấn, chỉ có những ngôi nhà giáp biên giới Trung – Triều mới được sơn màu để tạo ấn tượng với phía Trung Quốc rằng cuộc sống của người dân Triều Tiên vẫn hết sức tốt đẹp.
Thế nhưng, đằng sau những dãy nhà sáng sủa đó là một sự thật hoàn toàn trái ngược. Suốt dọc đường, chính xác là những con đường mòn bụi mù, thỉnh thoảng lắm mới bắt gặp một vài ngôi làng nhỏ với những mái nhà giống nhau y đúc có cửa sổ che giấy báo.
Hiếm hoi lắm mới bắt gặp được một ngôi làng mà ở đó các căn nhà giống nhau y như đúc từ một khuôn.
Theo lời của nhiếp ảnh gia kiêm blogger người Nga, khu vực biên giới Trung Quốc không được canh phòng gắt gao nhưng phía Triều Tiên thì cứ 300 mét lại có một lính canh đi tuần liên tục.
"Đây quả là một khu vực biên giới "lạ đời". Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, biên giới được dựng lên để ngăn kẻ xâm lược nhưng ở đây thì ngược lại. Biên giới được dựng lên để ngăn không cho người dân bỏ trốn", Alexander cho hay.
Sinh hoạt của người dân nơi đây hết sức đơn sơ.
Tàu hòa là phương tiện giao thông công cộng duy nhất chạy qua đây và là đầu cầu kết nối vùng biên giới này với các vùng khác trên cả nước nhưng nó không dùng để chở khách.
Trong đúng ba ngày rong ruổi trên các con đường tại khu vực biên giới Triều Tiên, blogger này đếm được trên đầu ngón tay đúng 3 loại phương tiện giao thông chạy qua. Phương tiện di chuyển chủ yếu tại đây là xe đạp và gần như không có một chiếc ô tô chở khách nào.
"Ở đây không hề có một phương tiện giao thông công cộng nào chạy qua trừ một đoàn tàu, cầu nối duy nhất tới các vùng khác của đất nước. Và đoàn tàu này tất nhiên cũng không dùng để chở khách", nhiếp ảnh gia người Nga chia sẻ.
Theo anh, những hình ảnh ghi lại được ở vùng biên giới này khác hoàn toàn so với những gì mọi người thường thấy ở vùng biên giới với Hàn Quốc.
Dưới đây là một số hình ảnh khác trong bộ ảnh của nhiếp ảnh gia kiêm blogger người Nga: