“Mổ xẻ” B-1B Lancer - oanh tạc cơ chiến lược Mỹ có thể dùng tấn công phủ đầu Triều Tiên

Anh Tú |

B-1B Lancer – máy bay ném bom chiến lược nhiều khả năng sẽ được Lầu Năm Góc sử dụng như một phương tiện tấn công chủ đạo nếu Mỹ quyết định đánh phủ đầu Triều Tiên.

Cuộc tập trận của Không quân Mỹ gần Bán đảo Triều Tiên hôm thứ Năm tuần trước có sự tham gia của 2 máy bay ném bom chiến lược B-1B cùng nhiều chiến đấu cơ phản lực của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Lầu Năm Góc thực tế đã lên kế hoạch tấn công các vị trí đặt tên lửa của Triều Tiên nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát lệnh tấn công. Khi đó, B-1B Lancer nhiều khả năng sẽ giữ một vai trò chủ đạo.

Vậy B-1B Lancer thực sự mạnh đến mức nào?

B-1B Lancer là máy bay ném bom hạng nặng đa nhiệm tầm xa được phát triển trong những năm 1970 như một giải pháp thay thế cho B-52.

“Mổ xẻ” B-1B Lancer - oanh tạc cơ chiến lược Mỹ có thể dùng tấn công phủ đầu Triều Tiên - Ảnh 1.

B-1B Lancer - máy bay ném bom chiến lược của Không quân Mỹ. Ảnh: US Air Force

B-1B Lancer, được đưa vào chiến đấu lần đầu tiên năm 1998, đã được sử dụng với tần suất cao độ trong Chiến dịch Tự do cho Iraq. Nó đã đảm nhận nhiệm vụ thả gần 40% số bom của lực lượng đồng minh rải xuống lãnh thổ Iraq.

“Mổ xẻ” B-1B Lancer - oanh tạc cơ chiến lược Mỹ có thể dùng tấn công phủ đầu Triều Tiên - Ảnh 2.

Một chiếc Lancer tại sân bay Andersen tháng 7/2017. Ảnh: US Air Force

Lancer do Boeing - một trong những nhà thầu quốc phòng lớn nhất của Mỹ phát triển, sẽ vẫn là xương sống của lực lượng máy bay ném bom chiến lược Mỹ cho tới năm 2040.

Lancer hoạt động bằng 4 động cơ turbofan F101-GE-102 của General Electric. Lancer có thể đạt vận tốc trên 900 dặm/giờ và bay ở độ cao trên 30.000 feet.

“Mổ xẻ” B-1B Lancer - oanh tạc cơ chiến lược Mỹ có thể dùng tấn công phủ đầu Triều Tiên - Ảnh 3.

Một chiếc Lancer cất cánh từ Căn cứ Không quân Andersen tháng 10/2017. Ảnh: US Air Force

Tổ lái của Lancer gồm 4 người, gồm một chỉ huy, một phi công và 2 sĩ quan điều khiển hệ thống tác chiến.

Năm 2014, Lancer tiếp nhận phiên bản nâng cấp với tên gọi Trạm tác chiến tích hợp (Integrated Battle Station) với một màn hình tình huống (Vertical Situation Display) gồm 4 màn hình màu đa chức năng.

Các màn hình này cung cấp cho phi công nhiều dữ liệu nhận biết tình huống hơn theo định dạng khá thuận tiện.

“Mổ xẻ” B-1B Lancer - oanh tạc cơ chiến lược Mỹ có thể dùng tấn công phủ đầu Triều Tiên - Ảnh 4.

Hệ thống điều khiển của Lancer. Ảnh: US Air Force

Lancer có thể mang theo tải trọng 75.000 pound, nhiều hơn bất cứ máy bay ném bom nào của Mỹ. Dù Lancer không thể mang vũ khí hạt nhân nhưng nó đủ khả năng mang theo rất nhiều bom và tên lửa.

“Mổ xẻ” B-1B Lancer - oanh tạc cơ chiến lược Mỹ có thể dùng tấn công phủ đầu Triều Tiên - Ảnh 5.

Lancer có thể mang theo tải trọng nhiều hơn bất cứ máy bay ném bom nào của Mỹ. Ảnh: US Air Force

Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định tấn công Triều Tiên thì một hoặc nhiều chiếc máy bay Lancer hiện đang hoạt động ở Căn cứ không quân Andersen tại Guam sẽ được điều động triển khai.

Khoảng cách 2.100 dặm bay từ Guam tới Triều Tiên sẽ phải mất 10 giờ, bởi vậy các máy bay Lancer sẽ cần phải tiếp nhiên liệu từ các máy bay KC-135.

“Mổ xẻ” B-1B Lancer - oanh tạc cơ chiến lược Mỹ có thể dùng tấn công phủ đầu Triều Tiên - Ảnh 6.

Máy bay KC-135 tiếp nhiên liệu cho Lancer. Ảnh: US Air Force

Lancer cũng sẽ được tháp tùng bởi một số lượng chưa được xác định các máy bay chiến đấu phản lực, có thể là F-15, F16...

Lancer có thể tấn công các trận địa tên lửa của Triều Tiên bằng các tên lửa không đối đất ngoài tầm với của hệ thống phòng không (Stand-off) có tầm bắn khoảng 500 dặm, và do đó cho phép các máy bay tấn công mục tiêu từ ngoài biên giới Triều Tiên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại