Máy bay không người lái tỏ rõ sức mạnh sau vụ ám sát chỉ huy Iran: Bất ngờ Trung Quốc có thực lực đáng gờm?

An Bình |

Vụ sát hại chỉ huy quân đội Iran – Thiếu Tướng Qassem Soleimani trong một cuộc không kích của Mỹ hồi tuần trước là bằng chứng về sức mạnh sát thương của máy bay không người lái hiện đại.

Vụ ám sát chỉ huy quân đội Iran – Tướng Qassem Soleimani ở Iraq tuần trước cho thấy vai trò ngày càng tăng của máy bay không người lái trong chiến tranh hiện đại.

Nhưng trong khi Trung Quốc có hạm đội máy bay không người lái mạnh mẽ của riêng mình, họ không có khả năng sử dụng chúng cho một nhiệm vụ táo bạo như vậy, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời nhiều nhà phân tích cho hay.

UAV Mỹ liên tục được triển khai trong các hoạt động cấp cao

Trong chiến dịch thứ Sáu tuần trước, một máy bay không người lái chiến đấu MQ-9 Reaper của Hoa Kỳ, được điều khiển từ xa, đã xác định và khóa mục tiêu vào đoàn xe chở ông Soleimani gần sân bay Baghdad. MQ-9 Reaper đã bắn ít nhất hai tên lửa vào hai chiếc xe, giết chết tất cả người bên trong xe.

Máy bay không người lái tỏ rõ sức mạnh sau vụ ám sát chỉ huy Iran: Bất ngờ Trung Quốc có thực lực đáng gờm? - Ảnh 1.

MQ-9 Reaper đã thành công trong vụ ám sát Tướng Iran Qassem Soleimani - đánh dấu vụ tấn công cấp cao nhất của loại vũ khí này cho đến nay. Ảnh: AFP.

Được ra mắt trong quân đội Hoa Kỳ vào năm 2007, máy bay không người lái tàng hình có độ bền cao có khả năng mang theo tới bốn tên lửa AGM-114 Hellfire và các loại bom khác, và có thể bay tới 14 giờ với tốc độ hành trình hơn 300 km/h (186 mph).

Máy bay này được điều khiển bởi hai người từ một trạm điều khiển dưới mặt đất, có thể cách xa đến 1,850 km (1.150 dặm).

Trong khi vụ ám sát Tướng Soleimani có lẽ là nhiệm vụ cấp hồ sơ cao nhất của máy bay không người lái thì cho đến nay, nó cũng được sử dụng trong vụ không kích ở Raqqa, Syria năm 2015, giết chết tên trùm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) Mohammed Emwazi, hay còn được gọi là "John Thánh chiến".

Tuy nhiên, không phải tất cả các nhiệm vụ máy bay không người lái của Hoa Kỳ thực hiện đều thành công.

Vào tháng 6 năm ngoái, một máy bay trinh sát không người lái RQ-4A Global Hawk của Mỹ đã bị một tên lửa phòng không Iran bắn hạ trên eo biển Hormuz, trong khi một số máy bay MQ-9 Reaper cũng đã bị bắn hạ trong những năm gần đây bởi nhóm quân sự Houthi – được Iran hậu thuẫn- tại Yemen.

Xu hướng sử dụng UAV trong tác chiến hiện đại

Mỹ cũng không đơn độc trong việc phát triển các UAV có năng lực quân sự. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có những cỗ máy mạnh mẽ không kém, mặc dù vẫn chưa sử dụng chúng trong một nhiệm vụ cao cấp hoặc chết chóc như vậy.

Về vấn đề này, SCMP dẫn lời nhà bình luận quân sự Ni Lexiong cho biết vai trò của UAV trong chiến đấu sẽ ngày càng trở nên lớn hơn.

Chiến tranh trong tương lai sẽ liên quan đến công nghệ nhiều hơn và vai trò của con người sẽ giảm đi, ông nói. Sự vượt trội trên không là chìa khóa để giành chiến thắng, vì vậy máy bay không người lái sẽ có vai trò rất quan trọng".

Máy bay không người lái tỏ rõ sức mạnh sau vụ ám sát chỉ huy Iran: Bất ngờ Trung Quốc có thực lực đáng gờm? - Ảnh 3.

Máy bay không người lái chiến đấu tàng hình GJ-11 với thiết kế cánh bay đã xuất hiện trong buổi lễ duyệt binh Quốc khánh Trung Quốc năm 2019. Ảnh: SCMP.

Nhà bình luận quân sự tại Bắc Kinh Zhou Chenming cũng đồng ý với lập trường này.

"Máy bay không người lái hoạt động rất yên tĩnh, bay ở độ cao thấp và khó phát hiện. Vì vậy, để ngăn chặn một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái là khó khăn và tốn kém", ông Zhou Chenming nói.

Nhưng trong khi Trung Quốc có các máy bay không người lái hiện đại có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tương tự như vụ giết chết Soleimani, chuyên gia Zhou nói rằng Bắc Kinh khó có thể mạo hiểm việc vi phạm luật pháp quốc tế bằng cách sử dụng loại vũ khí này để ám sát một nhà lãnh đạo nước ngoài.

Ông Zhou nói: "Tôi không cho rằng Trung Quốc sẽ sử dụng phương pháp này. PLA có xu hướng thận trọng và kín đáo hơn".

Trong cuộc duyệt binh Ngày Quốc khánh Trung Quốc vào tháng 10 năm 2019, quân đội Trung Quốc đã ra mắt một số UAV tối tân, bao gồm máy bay không người lái gián điệp siêu thanh DR-8, máy bay không người lái chiến đấu tàng hình GJ-11, và máy bay không người lái trinh sát và tấn công GJ-2.

Một số UAV mới của Trung Quốc hiện vẫn đang được phát triển, trong khi một số khác đang phục vụ trong các lực lượng quân đội nước ngoài.

Tính đến đầu năm 2017, máy bay không người lái trinh sát và tấn công CH-4 và CH-5 của Trung Quốc đã được bán cho hơn 10 quốc gia trên khắp Trung Á và Trung Đông, với hơn 200 chiếc được chuyển cho các đối tác nước ngoài mỗi năm.

Và vào năm 2018, Trung Quốc đã hoàn tất thỏa thuận bán máy bay không người lái lớn nhất từ trước đến nay khi Pakistan đồng ý mua 48 máy bay không người lái GJ-2, dưới tên xuất khẩu là Wing Loong II.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại