Giữa các chu kỳ, Mặt trời xuất hiện hiện tượng được gọi là "kẻ hủy diệt" - Ảnh: NASA
Mỗi chu kỳ Mặt trời diễn ra trong khoảng thời gian khoảng 11 năm. Ở giữa chu kỳ đó Mặt trời đạt cực đại.
Ở mức cực đại, Mặt trời xuất hiện nhiều vết đen lớn hơn, từ đó dẫn đến tốc độ bùng phát các pháo sáng và phóng đại vành nhật hoa (CME) cao hơn.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Astronomy and Space Science, đã phát hiện Mặt trời có 2 chu kỳ chồng lên nhau tại một điểm, khi mà một chu kỳ biến mất và chu kỳ kia thay thế.
Vào cuối sự chồng chéo này, Mặt trời trải qua một đợt bùng nổ hoạt động và các vết đen mặt trời, được các nhà nghiên cứu đặt tên là "Kẻ hủy diệt".
Mặc dù sự trùng lặp đã được biết đến, nhưng ý tưởng về một sự hủy diệt vẫn chưa được tất cả các nhà khoa học ủng hộ.
Vết đen là gì?
Các vết đen có liên quan đến hoạt động gia tăng của Mặt trời. Đó là nơi các đường sức từ trên Mặt trời bị xoắn, nghĩa là chúng chứa mức năng lượng cao hơn.
Khi những đường trường xoắn này đột ngột giải phóng năng lượng dự trữ của chúng và sắp xếp lại, điều này có thể dẫn đến các vết pháo sáng, là sự phóng ra bức xạ điện từ - chủ yếu là tia X - từ Mặt trời phun ra hàng triệu tấn plasma vào không gian.
Khi những vụ nổ năng lượng Mặt trời này nhắm trực tiếp vào Trái đất, chúng có thể tác động đến hành tinh và từ trường của chúng ta theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào cường độ của chúng.
Các ngọn lửa Mặt trời được phân loại theo mức độ năng lượng của chúng, từ loại A, B, C đến loại M và X. Pháo sáng cấp X mạnh gấp 10 lần so với cấp M và mạnh hơn cấp C 100 lần.
Các tia sáng mạnh hơn có thể tác động đến các vệ tinh và thông tin liên lạc điện từ trên khắp Trái đất, với một số tia sáng loại X dẫn đến mất điện vô tuyến trên toàn hành tinh và các cơn bão bức xạ kéo dài.
Chu kỳ năng lượng Mặt trời chồng chéo
Ông Scott McIntosh, tác giả chính của nghiên cứu và là phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khí quyển quốc gia, nói với trang SpaceWeather: "Chúng tôi gọi nó là chu kỳ Mặt trời mở rộng".
Về bản chất, khi một chu kỳ kết thúc và một chu kỳ khác bắt đầu, chúng không chỉ chồng lên nhau mà còn tương tác với nhau. Ví dụ: chu kỳ Mặt trời 25 bắt đầu vào cuối năm 2019, nhưng chu kỳ Mặt trời 24 chỉ thực sự ngừng ảnh hưởng đến Mặt trời vào cuối năm 2021.
Sự kiện "Kẻ hủy diệt" là gì?
Khi một chu kỳ thực sự dừng lại, đạt đến mức tối thiểu và chu kỳ kia tiếp tục, điều này có thể dẫn đến sự gia tăng các vết đen trên Mặt trời do hoạt động từ tính mạnh trong giai đoạn này. Đây là điều mà các nhà nghiên cứu gọi là sự kiện "Kẻ hủy diệt".
Điều này xảy ra lần cuối vào tháng 12-2021, với số lượng vết đen trên Mặt trời tăng vọt khi chu kỳ Mặt trời 24 cuối cùng nhường chỗ cho chu kỳ Mặt trời 25.
Mặt trời dự kiến sẽ đạt cực đại trong chu kỳ 11 năm thông thường của nó vào năm 2025.
Nhà khoa học năng lượng mặt trời Bob Leamon tại Đại học Maryland-Baltimore County và là nhà nghiên cứu sự kiện hủy diệt, nói với trang SpaceWeather: "Chúng tôi nhận thấy rằng thời gian giữa các điểm hủy diệt càng dài thì chu kỳ tiếp theo sẽ càng yếu. Ngược lại, thời gian giữa các điểm cuối càng ngắn thì chu kỳ Mặt trời tiếp theo sẽ càng mạnh".
Liệu chu kỳ Mặt trời 25 có diễn ra như các nhà nghiên cứu nói hay không, khi xuất hiện tới 9 vết đen? Điều này sẽ quyết định sự kiện "Kẻ hủy diệt" này có được coi trọng hay không.