Mặt hàng hơn 800 triệu USD của Việt Nam khiến Mỹ, Nga “mê như điếu đổ”: Hơn 100 nước nhập về ăn

Minh Hằng |

Mặt hàng này được xuất khẩu sang hơn 100 nước trên thế giới và giúp Việt Nam thu được hàng trăm triệu USD.

Cá ngừ chính là mặt hàng xuất khẩu trị giá hàng trăm triệu USD của Việt Nam và rất được ưa chuộng tại các thị trường chính nhau Mỹ, Nhật Bản, Canada… Trong những năm gần đây, cá ngừ được coi là mặt hàng quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hải sản. 

Hiện nay, các sản phẩm cá ngừ của nước ta đã được xuất khẩu sang hơn 100 thị trường trên thế giới. Trong đó, Mỹ, EU, Trung Đông và các quốc gia theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là 4 thị trường tiêu thụ nhiều cá ngừ của Việt Nam, với tỷ trọng từ 82 – 86% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nước ta.

Mặt hàng hơn 800 triệu USD của Việt Nam khiến Mỹ, Nga “mê như điếu đổ”: Hơn 100 nước nhập về ăn- Ảnh 1.

Cá ngừ của Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 100 thị trường trên thế giới. Ảnh: TTXVN

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam thu về 845 triệu USD. 

Mỹ vẫn được coi là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam, sau khi tăng trưởng liên tục trong hai tháng 10, 11 và giảm nhẹ trong tháng 12/2023. Trong năm 2023, xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ đạt 326 triệu USD.

Mỹ nhập khẩu phần lớn lượng cá ngừ đóng hộp từ Việt Nam. Theo số liệu thống kê từ trang Volza, Việt Nam là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Mỹ, bên cạnh Thái Lan và Trung Quốc. 

Theo một nghiên cứu trên IJSCIA, khả năng cạnh tranh của cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ và Canada khá cao, chỉ sau Thái Lan và đang có xu hướng tăng. 

Kết quả nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong các quốc gia nhập khẩu để sản phẩm cá ngừ của Việt Nam phù hợp với sở thích của thị trường nhập khẩu. Đồng thời, tận dụng cơ hội từ Hiệp định CPTPP để hưởng lợi từ thuế ưu đãi khi xuất khẩu sang Canada, nhằm tăng cường cạnh tranh và mở rộng quy mô xuất khẩu tại hai thị trường này. Để thúc đẩy cạnh tranh của ngành xuất khẩu cá ngừ Việt Nam, đặc biệt là tại thị trường Mỹ, cần có các giải pháp thúc đẩy thương mại, mở rộng hợp tác thương mại để tận dụng thuế ưu đãi, và phù hợp với nhu cầu sản phẩm của các quốc gia nhập khẩu. 

Sau Mỹ, Israel là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong tháng 12/2023, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này giảm 6% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, tính cả năm 2023, do có sự tăng trưởng tốt trong nhiều tháng, nên kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang Israel đạt hơn 50 triệu USD, tăng 37% so với năm 2022.

Sau một thời gian bất ổn, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga đã tăng liên tục trở lại trong những tháng cuối năm 2023. Trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đạt gần 29 triệu USD, tăng 18% so với năm 2022.

Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ Việt Nam năm 2023 sang các thị trường EU, Thái Lan đều tăng nhẹ, với lần lượt 176 triệu USD (tăng 6% so với năm 2022) và 29 triệu USD (tăng 2% so với năm 2022).

Thách thức của xuất khẩu cá ngừ năm 2024

Mặt hàng hơn 800 triệu USD của Việt Nam khiến Mỹ, Nga “mê như điếu đổ”: Hơn 100 nước nhập về ăn- Ảnh 2.

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam được dự báo là phục hồi chậm trong năm 2024. Ảnh minh họa

Theo VASEP, năm 2024 dự kiến là năm sẽ có nhiều thách thức với ngành xuất khẩu cá ngừ, bởi Ủy ban châu Âu vẫn duy trì cảnh báo thẻ vàng đối với những sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam. Hơn nữa, giá cá ngừ nguyên liệu trên thị trường tuy đã giảm, nhưng căng thẳng ở Biển Đỏ dự kiến sẽ khiến cước vận tải gia tăng. Điều này đặt ra thách thức về giá thành của cá ngừ thành phẩm.

Ngoài ra, lạm phát và phục hồi kinh tế chậm, lượng hàng tồn kho nhiều của các doanh nghiệp xuất khẩu cũng là những thách thức lớn mà ngành xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam phải đối mặt.

Đặc biệt, ngoài những khó khăn về thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp của Việt Nam còn gặp phải không ít khó khăn vì những bất cập về quy định kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) hiện hành của nước ta.

Trước khó khăn này, VASEP đề nghị cơ quan quản lý chuyên ngành cần phải tiến hành tháo gỡ vướng mắc này cho doanh nghiệp, để từ đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ.

Mặt hàng hơn 800 triệu USD của Việt Nam khiến Mỹ, Nga “mê như điếu đổ”: Hơn 100 nước nhập về ăn- Ảnh 4.

Cá ngừ là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Ảnh minh họa

Cá ngừ là loại thực phẩm bổ dưỡng có chứa nhiều chất béo lành mạnh như axit béo omega 3, giàu protein, vitamin và các khoáng chất như canxi, phốt pho, kali, kẽm, selen, choline. Theo các chuyên gia, ăn cá ngữ giúp duy trì cân nặng bình thường, bảo vệ lá gan, ngăn ngừa thiếu máu, tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ sa sút trí tuệ, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu…

Bài viết tham khảo nguồn: Customs, VASEP, Verywellfit, Volza

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại