Sống xa gia đình, không có được sự chăm sóc của cha mẹ, học tập ở những thành phố lớn, khiến các cô cậu sinh viên phải cố gắng và cạnh tranh nhiều hơn. Cũng vì ở một môi trường xa lạ, nhiều bạn sinh viên có xu hướng rủ nhau "về chung một nhà", để có thể bên nhau gần hơn, giữ lửa tình bạn, đồng thời khi có việc cần thì người quen còn tốt hơn người xa lạ.
Nhưng có được bạn rồi đã khó, giữ được tình bạn lại càng khó hơn. Không ít trường hợp sinh viên lên mạng xã hội tâm sự, kêu ca vì những người bạn cùng phòng từ bạn thành thù vì ở chung phòng trọ. Sự khác nhau về phong cách sống, những điều nhỏ nhất trong sinh hoạt hàng ngày khiến không ít người mất bạn sau khi ở chung phòng trọ.
Bạn cùng phòng nghiện Facebook, mang người yêu về ngủ qua đêm, ở bẩn… là những nguyên nhân khiến cả hai từ thân thiết có thể "trở mặt" sau một thời gian sống chung.
Dưới đây là những dòng tâm sự của các bạn sinh viên về câu chuyện "từ bạn thành thù" khi ở chung trọ.
Đúng thật bạn thân thì không nên chung phòng. Bởi thế 3 năm cấp 3 con bạn thân mình bảo chuyển đến sống chung mình đều không cho. Chỉ lâu lâu nhớ hơi của nhau thì 2 đứa ngủ chung chứ không nên chung phòng.
Tốt nhất nên ở một mình, không nên sống chung. Bởi người mới thì không tin tưởng, đứa thân thì lắm chuyện không hay, thích thì đi chơi hẹn gặp nhau ăn uống chuyện trò.
Một biện pháp bạn có thể áp dụng khi có mâu thuẫn là cùng ngồi lại nói chuyện rõ ràng với nhau và thỏa hiệp những quy tắc chung. Nếu cảm thấy không thể dung hòa được giữa hai người thì cách tốt nhất là mỗi người nên tìm cho mình một người bạn trọ hợp hơn.
Có nhiều bạn chọn ở chung với bạn thân hoặc bạn quen biết lâu năm từ cấp 2, cấp 3. Việc thân thiết và thấu hiểu nhau trước đó giúp cuộc sống khi ở chung trở nên thoải mái và dễ dàng hơn. Tuy nhiên cũng có những trường hợp quen biết nhau đã lâu nhưng khi về ở cùng nhau mới phát hiện ra không hợp nhau trong cách sống.
"Một người từng thương nhiều thế, rồi cũng hóa người dưng..."
Thử tưởng tượng 1 người dọn dẹp mà 1 người cứ bày ra xong lại còn nằm ườn, chẳng biết mó tay vào cái gì thì có "lộn ruột" không.
Bạn cùng phòng là cái gì đó rất “quan trọng” và “quý giá” nhất trong quãng đời đại học. Thế nhưng tìm được một bạn trọ cùng phòng hợp với mình không phải điều dễ dàng. Và nếu ở chung với một người bạn không hợp, bạn sẽ không thể lường được cuộc sống sẽ tệ đến mức nào.
Đứa cùng rủ bạn cúp học vào một ngày đẹp trời và cũng là đứa thức thâu đêm suốt sáng cùng bạn ôn bài cho kì thi cuối kì sắp đến, là đứa đề ra kế hoạch tập thể dục buổi sáng nhưng cũng là đứa bảo thôi ngủ tiếp đi, mai tập, là một quân sư make-up, stylist mỗi khi bạn đi “hẹn hò”.