Mang thứ thần kỳ này theo lúc đi mua TV, bạn sẽ không bao giờ chọn nhầm sản phẩm kém chất lượng

Bảo Nam |

Hầu như ít người lần đầu đi mua TV có thể lựa chọn đúng sản phẩm phù hợp và tốt nhất, bởi luôn bị nhân viên cửa hàng đưa vào một ma trận của các mẫu mã, chủng loại sản phẩm đa dạng. Nhưng với món đồ nhỏ xíu này, cùng các mẹo nhỏ dưới đây, bạn sẽ tránh được các sai lầm đáng tiếc nhất có thể xảy đến.

Bạn đã bao giờ đi mua TV và khi về nhà mới nhận ra mình bị lừa, bởi cả nhà sản xuất lẫn các nhân viên tư vấn xinh đẹp và lúc nào cũng tỏ ra đầy kinh nghiệm ở các cửa hàng điện máy?

Trên thực tế, có thể chẳng có sản phẩm nào quá tệ cũng như các hướng dẫn mà bạn nhận được là sai lầm. Có chăng, chỉ là chúng quá chung chung, không rõ ràng và bạn cũng không đủ luận điểm để có thể bác bỏ. Nhiều người dù có kinh nghiệm đi mua nhiều lần vẫn chọn sai, để rồi phải hối hận và tự gặm nhấm nỗi đau trong âm thầm.

Một nhà sản xuất TV dù có thương hiệu cũng sở hữu vô số dòng sản phẩm khác nhau, và hầu hết các thông tin về chất lượng, kỹ thuật cũng phần nào bị "xào nấu", đánh tráo và quảng cáo quá đà.

Nhưng, chỉ cần mang theo một thiết bị nhỏ này trong người lúc đi mua TV, cùng nhớ rõ một số mẹo vặt dưới đây, bạn có thể sẽ không sa vào hố sâu hối hận.

1. Đánh giá chất lượng hình ảnh 4K chỉ cần qua một... chiếc kính lúp

Mang thứ thần kỳ này theo lúc đi mua TV, bạn sẽ không bao giờ chọn nhầm sản phẩm kém chất lượng - Ảnh 1.

Chất lượng hình ảnh 8K sẽ là hướng phát triển của TV trong tương lai vì rõ ràng độ phân giải càng cao thì chất lượng hình ảnh càng tốt. Nhưng thị trường TV hiện tại vẫn phải lấy TV chất lượng hình ảnh 4K làm tiêu chuẩn chủ đạo. Vậy 4K thực sự là gì và bạn có biết rằng vẫn còn một loại TV giả mạo chất lượng 4K hay không?

Độ phân giải 4K, đơn giản là độ phân giải Ultra HD, tương đương 4096 x 2160 pixel. Tuy nhiên, độ phân giải 3840 x 2160 pixel trên thị trường cũng có thể được gọi là độ phân giải 4K, bởi có thể cung cấp hơn 8,8 triệu điểm ảnh (pixel).

Tấm nền TV là tập hợp của vô số các điểm ảnh. Mỗi điểm ảnh lại được tạo thành từ ba điểm ảnh phụ gồm ba màu cơ bản là đỏ, xanh lá cây và xanh dương (RGB). Chúng được trộn với nhau để tạo ra tất cả những màu sắc mà mắt người nhìn thấy. Như vậy trên TV 4K sẽ có 8 triệu x 3 = 24 triệu điểm ảnh phụ.

Nhưng một số nhà sản xuất TV 3K, đã thêm màu trắng bên cạnh ba màu cơ bản (WRGB). Dòng sản phẩm này chỉ có 6 triệu điểm ảnh (độ phân giải 2.880 x 2.160 pixel), song vẫn đạt 6 triệu x 4 = 24 triệu điểm ảnh phụ.

Mang thứ thần kỳ này theo lúc đi mua TV, bạn sẽ không bao giờ chọn nhầm sản phẩm kém chất lượng - Ảnh 2.

Điểm ảnh trên TV Ultra HD và 3K.

Cần có các công cụ chuyên nghiệp để kiểm tra TV để biết chất lượng hình ảnh mà nó đem lại. Tuy nhiên, nếu không thể mang bên mình các dụng cụ đo chuyên nghiệp, bạn có thể nhìn chúng qua... kính lúp. Khi xem màn hình TV bằng kính lúp, nếu chỉ có thể nhìn thấy các điểm ảnh màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam, thì chiếc TV này thực sự là 4K. Người dùng cũng có thể nhìn thấy từng chi tiết của hình ảnh, một cách cận cảnh.

Còn màu của TV 3K giả 4K sẽ rất mờ và ngoài các điểm ảnh màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương, sẽ có những điểm ảnh màu trắng.

Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể dùng điện thoại hay máy ảnh chụp lại màn hình. Nếu nhìn thấy các điểm ảnh màu trắng ở giữa ba màu cơ bản RGB tức là TV này dùng tấm nền WRGB.

Một phương pháp đơn giản khác là TV 4K thường có logo đặc trưng, hiển thị hình ảnh ba chiều bằng laser, chống hàng giả phía bên ngoài bao bì. Tuy nhiên, biện pháp kiểm tra bằng kính lúp hay smartphone dường như đảm bảo và hiệu quả hơn.

2. Ba và chỉ ba tiêu chuẩn chính của HDR

Nhiều nhà sản xuất hay nhân viên tư vấn thường sử dụng khái niệm HDR để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Họ nói rằng "HDR có thể làm cho màu sắc hình ảnh sống động hơn, màu sắc phong phú hơn và hiệu ứng lập thể được làm nổi bật". Trên thực tế, đó chỉ là một cách nói nhằm quảng cáo sản phẩm. Bởi HDR và ​​8K, 4K là những công nghệ hiển thị trên TV hoàn toàn khác nhau. HDR không đại diện cho độ phân giải, mà là sự kỳ diệu của việc "điều chỉnh hình ảnh".

HDR (High Dynamic Range) là dải động cao. Về độ sáng, có thể hiểu rằng nơi sáng sẽ sáng hơn và màu sắc sẽ sống động hơn, nơi tối sẽ tối hơn, nhưng các chi tiết sẽ không bị mất đi. Sự kết hợp giữa HDR và ​​4K hoặc 8K có thể làm cho hình ảnh rõ ràng, sống động và phong phú nhằm mang lại trải nghiệm xem và hiệu ứng hình ảnh tuyệt vời.

Tất nhiên, HDR liên quan tới nhiều yếu tố và thông số như thước đo độ sáng, gam màu, độ sâu màu và các tiêu chuẩn khác. Rất rắc rối và phức tạp nếu bạn muốn nhớ hết và hiểu tất cả chúng. Vì vậy, cách dễ phân biệt nhất là đánh giá xem TV mình muốn mua có được trang bị công nghệ HDR hay không.

Mang thứ thần kỳ này theo lúc đi mua TV, bạn sẽ không bao giờ chọn nhầm sản phẩm kém chất lượng - Ảnh 3.

Cụ thể, có ba tiêu chuẩn chính cho TV màn hình phẳng HDR là HDR 10, Dolby Vision và HLG (Hybrid Log Gamma). Hai tiêu chuẩn đầu khá phổ biến trên thị trường, còn tiêu chuẩn thứ ba ít phổ biến hơn.

Hãy xem trong hướng dẫn sử dụng TV hoặc trên trang giới thiệu thông tin kỹ thuật chi tiết, nếu các tiêu chuẩn trên không được giới thiệu cụ thể, hoặc chỉ đơn giản là viết ""Hỗ trợ HDR", thì rất có khả năng sản phẩm là giả HDR, hay còn gọi là Pseudo-HDR, chỉ có tác dụng hỗ trợ giải mã HDR. Do đó, chất lượng hình ảnh và độ sáng, màu sắc sẽ không đẹp như công nghệ HDR tiêu chuẩn.

3. Bộ xử lý - "trái tim" của công nghệ hiển thị trên TV hiện đại

Ngày nay, có rất nhiều loại TV thông minh trên thị trường. Chúng hầu hết được quảng cáo là có "tốc độ xử lý nhanh, xem phim và chơi game không độ trễ". Và tất cả những điều này, hoàn toàn phụ thuộc vào con chip được cài đặt bên trong. Mặc dù không thể phủ nhận rằng chất lượng TV phụ thuộc chính vào màn hình, nhưng chất lượng của các con chip cũng đang ngày càng quan trọng, trong việc mang tới trải nghiệm thoải mái khi sử dụng.

Mang thứ thần kỳ này theo lúc đi mua TV, bạn sẽ không bao giờ chọn nhầm sản phẩm kém chất lượng - Ảnh 4.

Amlogic và Mstar là hai thương hiệu chip xử lý cho TV nổi tiếng trên thị trường hiện nay.

Nhiều người tiêu dùng khi mua TV thường nghe người bán giới thiệu rằng mẫu sản phẩm này sử dụng bộ xử lý lõi kép, lõi tứ... với các thông số kỹ thuật, tốc độ xử lý phức tạp. Nhưng không phải cứ số to là tốt.

Trên thực tế, cách đơn giản nhất là nắm rõ một số thương hiệu nổi tiếng của các nhà sản xuất chip TV, giống như khi mua máy tính bạn thường xem xét mua chip của Intel hay AMD, hay trên điện thoại là Qualcomm, Apple... Về cơ bản, các tên tuổi nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất bộ xử lý cho TV là Mstar và Amlogic. Bên cạnh đó là HiSilicon, Realtek, Allwinner và Novatek.

Có trụ sở tại Đài Loan, Mstar là nhà cung cấp chip TV lớn nhất thế giới, với thị phần toàn cầu là 50%. Và trong lĩnh vực sản xuất bộ xử lý cho Internet TV, cũng có một câu nói vui rằng: "Nếu Mstar là Intel, thì Amlogic là AMD".

HiSilicon của Huawei cũng đã có nhiều thành công gần đây, được ví như con ngựa ô trong lĩnh vực chip TV. Công ty đã hợp tác với một số thương hiệu TV như Hisense, Sharp, Skyworth, Konka... Hiệu suất xử lý và sức mạnh của dòng chip này cũng rất đáng nể.

Do đó, nếu biết trái tim của chiếc TV mà mình mua sử dụng con chip gì, bạn chắc chắn sẽ yên tâm hơn. Ngoài ba vấn đề trên, còn một số yếu tố khác như chip xử lý hình ảnh, tính năng bảo vệ mắt chống ánh sáng xanh, công nghệ chống rung... cũng có thể được sử dụng làm yếu tố so sánh, tham khảo khi mua TV.

Tham khảo Sina

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags

TV

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại