Được biết, ông Hồ Minh Thiện Phong sinh ra ở Việt Nam nhưng lớn lên tại Hoa Kỳ. Hiện tại, ông Phong đang là Giáo sư, Tiến sỹ giảng dạy tại một trường đại học Hoa Kỳ.
Ngày 20/11, ứng dụng xe ôm công nghệ của Tập đoàn Mai Linh chính thức được đưa vào hoạt động tại TP. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM với tên gọi Mai Linh Bike. Đây là sự kiến đánh dấu sự “phản pháo” của doanh nghiệp Việt trên chính sân nhà.
Theo ông Hồ Huy, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mai Linh, để chuẩn bị hoạt động chính thức, Mai Linh Bike trước đó đã được thử nghiệm khoảng 2 tháng bởi các nhân viên và tài xế của đơn vị.
Vị chủ tịch này cho biết thêm, về giá cước, Mai Linh cam kết không tăng giá trong giờ cao điểm. Cụ thể, với loại xe thông thường, Mai Linh Bike áp dụng mức giá 11.000 đồng/2 km đầu tiên và 3.700 đồng/km tiếp theo.
Với loại hình Premium (có dịch vụ tốt hơn), mức giá áp dụng gần gấp đôi thông thường, với 20.000 đồng/2km đầu tiên và 7.000 đồng/km tiếp theo. Trong giai đoạn thử nghiệm, biểu tượng Premium Bike được cập nhật trong ứng dụng của Mai Linh nhưng hiện đã tạm thời gỡ bỏ để chuẩn bị triển khai giai đoạn 2.
Theo ông Hồ Huy, để thu hút tài xế và cạnh tranh với Grab, Uber, trong 2 tháng đầu ra mắt dịch vụ Mai Linh Bike, đơn vị này sẽ miễn phí cho các tài xế hoạt động. Sau đó, tỉ lệ mà tài xế đóng cho Mai Linh là 15%, thấp hơn so với mức 20%-25% mà Grab và Uber đang áp dụng.
Điểm đặc biệt, các tài xế muốn trở thành đối tác của Mai Linh phải qua một khóa đào tạo và khi được nhận sẽ nộp khoản tiền duy trì tài khoản 100 nghìn đồng.
Trước đó, ông Hồ Huy từng chia sẻ: “Là một doanh nhân có gốc gác “lính”, tôi chấp nhận thử thách và sẽ nỗ lực vượt qua thử thách.
Khát vọng của tôi là xây dựng một thương hiệu Việt nổi tiếng. Không có lý gì để doanh nghiệp Việt Nam thua trên sân nhà, nên cho dù khó đến mấy cũng phải làm được. 23 năm gây dựng công ty đầy những thăng trầm, nhưng tôi chưa bao giờ bỏ cuộc”.
Ông khẳng định: “Đổi mới là một quá trình khó khăn và làm người đi đầu là phải chấp nhận cả nguy hiểm, nhưng tôi vẫn quyết tâm thực hiện khát vọng của mình. Ai cũng sợ rủi ro thì cái mới sẽ không có cơ hội”.
Ông Huy cho biết, doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng công nghệ như Uber, Grab. Theo quan điểm của ông, học tập các phần mềm công nghệ chính là xu thế mà bất kì hãng nào, dù truyền thống hay công nghệ cao đều phải đối mặt.
“Nếu không cạnh tranh, xây dựng, cấu trúc lại để tồn tại thì Mai Linh hay bất cứ một doanh nghiệp nào ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài cũng không thể tồn tại trước chính sách của Uber, Grab”, Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh khẳng định.