Tờ The Wall Street Journal trong bài xã luận của mình cho rằng việc Thủ tướng Abe từ chức là một tổn thất đối với Nhật bản.
Chính sách Abenimics với 3 trụ cột chính đã góp phần vào việc cải cách cơ cấu kinh tế của Nhật Bản, ít nhất cũng cải cách được sự “độc quyền” của các doanh nghiệp.
Thêm vào đó, việc tiếp cận sớm với Chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump là điều vô cùng sáng suốt trong bối cảnh thương mại thế giới có nhiều điều bất ổn.
Tờ Washington Post thì ca tụng rằng chính sách của Ông Abe giống như “pháp thuật”. Việc ông Abe từ chức là “vết thương nặng” đối với lợi ích không những của Nhật Bản mà cả của Mỹ tại khu vực Châu Á, đặc biệt trong việc gây áp lực đối với vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, hành vi của Trung Quốc tại khu vực.
Hơn thế nữa, di sản mà ông Abe để lại trong nhiệm kỳ của mình là thực hiện cải cách Hiến pháp để đưa ra một chính sách Quốc phòng tích cực khi mong muốn mở rộng phạm vi hoạt động của Lực lượng phòng vệ tại nước ngoài vì mục đích hòa bình.
Tờ này còn trích đẫn quan điểm của Cựu Cố vấn an ninh Quốc gia Tổng thống Mỹ, ông Borton khẳng định ông Abe từ chức là tổn thất cho quan hệ Mỹ-Nhật. Vì sự kết nối giữa ông Abe và Tổng thống Trump cho thế giới thực sự đã chấm dứt.
Ông Abe đã đóng góp tích cực cho việc mở rộng hoạt động thương mại, tăng cường đầu tư tại Mỹ như Tổng thống Trump mong muốn.
Trong chính sách đối ngoại luôn đưa hai chủ đề mang tính chiến lược để giải quyết đó là ngăn chặn phát triển hạt nhân của Triều Tiên và mối đe dọa lâu dài từ Trung Quốc, điều mà Mỹ cùng quan điểm và đang nỗ lực giải quyết.
Điều đó đã làm nên một mối quan hệ đặc biệt giữa ông Trump và ông Abe không thể có trong các mối quan hệ với các nước khác. Đó là một “ma thuật” của ông Abe.
Trong mối quan hệ thương mại quốc tế, ông Abe đã tránh phê phán Tổng thống Mỹ Donald Trump khi không tham gia vào Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng vẫn tích cực vận động để có thể lập TPP11 (trừ Mỹ), ký kết Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Liên minh Châu Âu (EU).
Bên cạnh đó, duy trì thể chế thương mại tự do với thế giới, nỗ lực xúc tiến xây dựng quy tắc kinh tế khu vực, trong đó ưu tiên gắn kết với Mỹ.
Vì vậy, nếu chính quyền mới của Nhật Bản không thừa kế những hiệu quả mà chính quyền Abe đã thực hiện, thì việc gắn kết tiếp tục với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump khó có thể thực hiện, và quan hệ đồng minh cũng khó phát triển như đã từng.