Lý do Nhật Bản phản đối gay gắt tàu TQ, nhưng im lặng với Nga

Hải Võ |

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết đã phát hiện một tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông vào rạng sáng 9/6.

Đồng thời, truyền thông Nhật Bản cho hay nước này cũng phát hiện ba chiến hạm của Nga ở Vùng tiếp giáp lãnh hải gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Chính phủ Nhật Bản đã nhanh chóng triển khai phân tích hành động và ý đồ của hai nước trong vụ việc vừa rồi, dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Phòng liên lạc tình báo được thiết lập bởi Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe.

Vùng tiếp giáp (Contiguous zone) là khu vực 12 hải lý bên ngoài lãnh hải và tiếp giáp với lãnh hải.

Bộ quốc phòng Nhật cũng hợp tác cùng quân đội Mỹ để giám sát chiến hạm Trung Quốc và nâng cao cảnh giác.

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Gen Nakatani nhấn mạnh trên báo chí: "Đây là hành vi làm leo thang căng thẳng một cách đơn phương, khiến chúng tôi hết sức quan ngại.

Bộ quốc phòng và Lực lượng phòng vệ sẽ tiếp tục bình tĩnh giải quyết, tránh gây ra diễn biến xấu hơn, đồng thời kiên quyết bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải và lãnh không của Nhật Bản."

Ông Nakatani cũng nhận định "có liên quan" trong việc tàu chiến Nga và Trung Quốc cũng xuất hiện ở khu vực nhạy cảm trên biển Hoa Đông.

Cũng theo Bộ quốc phòng Nhật, đây là lần đầu tiên chiến hạm của Hải quân Trung Quốc tiến vào Vùng tiếp giáp gần đảo Senkaku/Điếu Ngư và ghi nhận khả năng tàu chiến Nga-Trung đã diễn tập quân sự ở gần đảo này.

Lý do Nhật Bản phản đối gay gắt tàu TQ, nhưng im lặng với Nga - Ảnh 2.

Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki. (Ảnh: VOA)

Nhật không phản đối Nga

Trang Phượng Hoàng (Trung Quốc) cho hay, ngay trong đêm mùng 8, rạng sáng 9/6, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo Trình Vĩnh Hoa tới để trao công hàm phản đối.

Ông Saiki cùng các quan chức liên quan đã đại diện Chính phủ Nhật chỉ trích gay gắt và tuyên bố Tokyo "không thể nhẫn nhịn" trước hành động của Bắc Kinh.

Ông cũng khẳng định cần phải phân biệt rõ hành động của Trung Quốc và Nga, chỉ rõ việc Nhật không nêu kháng nghị với Moscow bởi "Nga không giống Trung Quốc vì không đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư)".

Thủ tướng Nhật Abe đã chỉ thị các quan chức Bộ ngoại giao nước này hợp tác chặt chẽ với Bộ quốc phòng.

Theo Bộ ngoại giao Nhật: "Chúng tôi không thể phán đoán sơ suất về ý đồ của Nga, Trung và vẫn đang duy trì cảnh giác."

Bộ quốc phòng Trung Quốc phản ứng

Sau thông tin từ phía Nhật Bản về vụ "tàu chiến Trung Quốc tiếp cận vùng biển quần đảo Senkaku", Cục thông tin Bộ quốc phòng Trung Quốc tuyên bố trên Thời báo Hoàn Cầu:

"Đảo Điếu Ngư là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc, tàu chiến Trung Quốc đi lại trên vùng biển của nước mình là hợp lý và hợp pháp, nước khác không có quyền nói bừa."

Lý do Nhật Bản phản đối gay gắt tàu TQ, nhưng im lặng với Nga - Ảnh 3.

Tàu Hyuga của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tham gia tập trận Malabar 2016 với Mỹ và Ấn Độ. (Ảnh: Japan Times)

Chính phủ Nhật Bản thảo luận vấn đề "tàu chiến Trung Quốc xuất hiện gần Senkaku/Điếu Ngư

Nhiều quan chức Nội các Abe tiết lộ, trong đêm 9/6 Chính phủ Nhật đã triệu tập phiên họp Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) để thảo luận tìm đối sách trước việc chiến hạm Trung Quốc xâm nhập Vùng tiếp giáp gần Senkaku/Điếu Ngư.

Tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản Katsutoshi Kawano trả lời báo chí cho biết: "Nếu (tàu Trung Quốc) xâm phạm lãnh hải thì Nhật sẽ có hành động phản ứng tương xứng."

Theo tờ Zaobao (Singapore), giới quan sát quốc tế chỉ ra rằng việc Trung Quốc gia tăng quy mô hiện diện của tàu thuyền nước này xung quanh vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư đang ngày càng gây ra quan ngại về khả năng xảy ra xung đột Trung-Nhật trên biển Hoa Đông.

Trong động thái mới nhất với mục đích rõ ràng là "kiềm chế Trung Quốc", các tàu chiến của Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân chung thường niên Malabar tại phía Đông đảo Okinawa, Nhật Bản từ ngày 10 đến 17/6.

Lần gần đây nhất Tokyo tham gia tập trận Malabar là vào năm 2007, nhưng phải dừng lại sau đó vì sự phản đối mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.

Cho đến nay, Malabar vẫn là cuộc diễn tập song phương giữa hải quân Mỹ và Ấn Độ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại