Theo Inhomeland security, Nga luôn tiếp thị tên lửa phòng không S-300 và S-400 tới những khách hàng tiềm năng bằng các quảng cáo về khả năng vượt trội và chi phí rẻ hơn của vũ khí này so với các sản phẩm đồng loại của phương Tây. Bởi lẽ đó mà bất kỳ kịch bản nào khiến hệ thống vũ khí này bộc lộ những thiếu sót hoặc chịu bất kỳ tổn thất nào trong chiến đấu đều là điều Nga không muốn.
Vào ngày 14/9/2019, máy bay không người lái có thể do Iran phóng tấn công các cơ sở dầu mỏ Aramco thuộc sở hữu nhà nước của Saudi Arabia ở phía đông vương quốc giàu dầu mỏ.
Hệ thống phòng không hiện đại do Mỹ chế tạo của Riyadh đã không thể ngăn chặn và thậm chí có thể phát hiện ra vũ khí này. Hậu quả, người Saudi Arabia phải đóng cửa các cơ sở dầu mỏ đó để sửa chữa. Sản lượng dầu của vương quốc đã giảm khoảng một nửa như một hậu quả tất yếu.
S-400 của Nga được nhiều nước quan tâm
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhanh chóng tận dụng sự thất bại của hệ thống phòng không của Mỹ trong việc cản trở cuộc tấn công đó bằng cách đề nghị bán S-400 cho Riyadh.
"Hãy đưa ra một quyết định khôn ngoan như cách các nhà lãnh đạo Iran đã làm trước đây, mua S-300 hay như cách Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã làm, mua hệ thống phòng không mới nhất, S-400 Triumph", Tổng thống Putin nói ngay sau vụ tấn công. "Chúng sẽ bảo vệ bất kỳ cơ sở hạ tầng nào ở Saudi Arabia một cách hiệu quả", nhà lãnh đạo Nga cho hay.
Tuy nhiên, sự thực sức mạnh của hệ thống vũ khí này ra sao ?
Về lý thuyết, khả năng của S-300 và S-400 rất ấn tượng. Các vũ khí này được thiết kế để phủ được sự bảo vệ trên vùng trời rộng lớn ở bất cứ nơi nào chúng được triển khai. Tuy nhiên, khả năng thực chiến trên chiến trường của vũ khí này vẫn còn là điều chưa được biết đến. Vũ khí này có thể bảo vệ không phận Saudi Arabia hay không cũng là điều chưa ai khẳng định được.
Khả năng chiến đấu thực tế luôn là cách xác định chính xác hiệu quả thực sự của bất kỳ hệ thống vũ khí nào.
Trong cuộc đụng độ vũ trang mới nhất tại xung đột Nagorno-Karabakh giữa Azerbaijan và Armenia, bắt đầu vào ngày 27/9, dường như các máy bay của Armenia đã trở thành nạn nhân trong sự tấn công ồ ạt của máy bay không người lái Azerbaijan.
Nga luôn ngợi ca sức mạnh của S-400
Nga đã chuyển giao S-300 cho Syria vào cuối năm 2018. Tuy nhiên, các quân nhân Nga được cho là vẫn vận hành các hệ thống đó cho đến ngày nay, có nghĩa là Syria không thể sử dụng chúng một cách độc lập nhằm ngăn chặn bất kỳ cuộc không kích nào đang diễn ra của Israel trên khắp đất nước.
Lý giải về điều này, nhà báo Israel Yossi Melman cho rằng điều này có thể xuất phát từ "mối lo của người Nga rằng nếu vũ khí này thực sự được kích hoạt mà lại bắn trượt mục tiêu - điều đó sẽ chứng tỏ sự vượt trội về công nghệ của Israel và phương Tây. Điều này sẽ làm tổn hại đến niềm tự hào của Moscow".
Ngoài ra, không quân Israel (IAF) được cho là đã học cách chống lại S-300 của Hy Lạp, có nghĩa là lực lượng này có thể loại bỏ S-300 của Syria nếu chúng cố gắng bắn hạ bất kỳ máy bay nào của nước này.
Những thiếu sót của các hệ thống phòng không được ca ngợi của Nga ngoài thực chiến có thể gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến hoạt động bán vũ khí của Nga trong tương lai, đặc biệt là khi người mua có nguy cơ phải chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ vì thực hiện các giao dịch quan trọng với lĩnh vực quốc phòng của Nga.
S-400 do phòng Thiết kế, Tập đoàn Almaz-Antey, Nga, phát triển, là phiên bản cải tiến với nhiều tính năng mạnh mẽ hơn loạt hệ thống tên lửa đất đối không S-300. Hệ thống có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không, bao gồm máy bay, phương tiện bay không người lái (UAV) hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu lên đến 4.800 m/giây.
S-400 có khả năng theo dõi 300 mục tiêu và cùng lúc bắn hạ 36 mục tiêu trong đó. Đặc biệt, S-400 đủ sức hạ gục những tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500 km, gấp gần 4 lần hệ thống Patriot của Mỹ.
Gọi là hệ thống tên lửa tầm cao nhưng thực chất S-400 là một tổ hợp tên lửa đa tầm. Nó có thể hạ mục tiêu như chiến đấu cơ ở độ cao 27 km hoặc các mục tiêu tầm thấp, cách mặt đất chỉ từ 5 - 10 m. Đây là đặc điểm mà không hệ thống tên lửa phòng không cùng thời của bất kỳ quốc gia nào làm được.
Quân đội Nga đang cải tiến các tổ hợp S-300 và S-400 để chúng cùng lúc sử dụng được nhiều loại tên lửa có tầm bắn khác nhau.
Tờ Izvestia dẫn một số nguồn tin quân sự cho biết, Bộ Quốc phòng Nga phê duyệt kế hoạch cải tiến cho phép các tổ hợp S-300 và S-400 mang đồng thời nhiều loại tên lửa khác nhau. Các tổ hợp sau khi cải tiến có thể tấn công các mục tiêu tầm gần hoặc tầm xa và chuyển đổi lập tức tên lửa cần sử dụng dựa trên tình huống chiến thuật.