'Lực lượng Nga vẫn đứng vững khi bị bom chùm tấn công'

Tiến Thành |

Theo Seymour Hersh, việc Ukraine sử dụng bom đạn chùm tấn công lực lượng Nga không giúp Kiev đạt được tiến bộ nào trong cuộc phản công.

Lực lượng Nga vẫn đứng vững khi bị bom chùm tấn công - Ảnh 1.

Đạn chùm DPICM 155mm của Mỹ trong một cuộc tập trận.

Nhận định được ông Seymour Hersh (nhà báo điều tra kỳ cựu tại Mỹ, người từng đoạt giải thưởng danh giá Pulitzer) đưa ra khi nói về việc lực lượng Ukraine sử dụng bom đạn chùm và hiệu quả của chúng trong cuộc xung đột với Nga.

Chính quyền Tổng thống Biden dự kiến ​​sẽ gửi lô tiếp theo bom, đạn chùm tới Ukraine, sau khi đợt đầu tiên được chuyển đến quốc gia Đông Âu này hai tháng trước.

Truyền thông Mỹ tiết lộ rằng bom chùm có tác dụng trên chiến trường Ukraine, trích dẫn đoạn phim quay bằng máy bay không người lái hồi tháng 8 từ Urozhaynoye.

Urozhaynoye, một ngôi làng nhỏ ở phía tây nam Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) Nga tuyên bố sáp nhập, thực sự đã hứng chịu các cuộc tấn công nặng nề bằng bom chùm từ quân đội Ukraine. Các cuộc tấn công cũng gây thiệt hại nặng nề cho người dân.

Tuy nhiên, quân đội Ukraine đã không kiểm soát được ngôi làng sau 72 ngày giao tranh, bất chấp truyền thông Mỹ đưa tin rằng quân Nga đã rút lui khỏi khu vực vào giữa tháng 8.

Vậy bom chùm có thực sự hiệu quả?

Đạn chùm là gì?

Đạn chùm, hay đạn thông thường cải tiến có mục đích kép (DPICM), là đầu đạn pháo hoặc tên lửa đất đối đất phóng ra hàng chục đến hàng trăm quả đạn con nhỏ hơn có thể sử dụng đạn định hình cho vai trò chống thiết giáp và phân mảnh cho lực lượng phòng không.

Công ước về Bom, đạn chùm (CCM) năm 2008 cấm sử dụng, sản xuất, chuyển giao và tàng trữ đạn chùm vì chúng gây ra mối đe dọa trực tiếp cho dân thường bằng cách rải bom, đạn con ngẫu nhiên trên một khu vực rộng trong khi tàn dư chưa nổ của chúng vẫn có thể gây nguy hiểm cho dân thường sau cuộc xung đột .

Bom, đạn chùm có hiệu quả không?

Bất chấp sự phản đối của cả đảng Cộng hòa bảo thủ và đảng Dân chủ cấp tiến, chính quyền Biden đã gạt bỏ những lo ngại về mặt đạo đức và quyết định cung cấp cho Ukraine đạn chùm với hy vọng vũ khí này sẽ tạo điều kiện cho sự đột phá của Kiev trên chiến trường. Tuy nhiên, bước đột phá đã không thành hiện thực.

Konstantin Sivkov, thành viên của Viện Khoa học Tên lửa và Pháo binh Nga, nói: "Việc sử dụng bom chùm không mang lại bất kỳ kết quả hoạt động quan trọng nào. Điều này cũng dễ hiểu, vì bom chùm được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bên ngoài nơi trú ẩn, còn quân đội của chúng ta đang ở trong nơi trú ẩn".

Bom chùm mới có thúc đẩy sự đột phá của Ukraine?

Theo Alexey Sukonkin, nhà quan sát quân sự Nga, lô bom chùm mới sẽ không tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào trên chiến trường.

Quân đội Ukraine không đạt được tiến bộ nào trong 3 tháng qua dù sử dụng 'vũ khí thần kỳ' gây tranh cãi. Không có dấu hiệu nào cho thấy bom, đạn chùm sẽ có tác dụng.

Nhà quan sát quân sự giải thích rằng về mặt lý thuyết, đạn chùm chỉ có thể phát huy tác dụng khi kết hợp với các cuộc tấn công vào các công sự che chắn cho binh lính.

Tuy nhiên, người Ukraine dựa vào việc pháo kích bừa bãi vào các vị trí của Nga, điều này không mang lại thành tựu chiến lược nào mà còn gây ra tổn thất dân sự gấp bội.

Thông thường, đạn chùm được sử dụng để chống lại bộ binh đang tiến công; Theo Sukonkin, khi nói đến những người lính ở thế phòng thủ, những vũ khí này vô dụng.

Theo Sivkov, những câu chuyện truyền thông Mỹ và phương Tây viết về việc sử dụng thành công vũ khí chùm ở Ukraine đơn thuần đó chỉ là câu chuyện tuyên truyền.

"Đó là hoạt động tuyên truyền được sử dụng để biện minh cho việc cung cấp bom chùm cho Ukraine. Bởi vì nếu bạn nói sự thật, thì nó sẽ đặt ra câu hỏi tại sao những loại đạn này lại được cung cấp?" chuyên gia quân sự Sivkov cho biết.

Ví dụ, sau khi giới truyền thông Mỹ khoe khoang về việc hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất đã đánh chặn tên lửa siêu thanh Kinzhal ở Ukraine, một số hệ thống phòng không nói trên đã bị chính Kinzhal tiêu diệt dù kíp trắc thủ Patriot đã phóng hết cơ số đạn được trang bị.

Tương tự như vậy, chiếc xe tăng Challenger 2 được cho là bất khả chiến bại, từng xuất hiện trong một video của Ukraine, dễ dàng vượt qua răng rồng của Nga, vài tháng sau lại bị phá hủy gần tuyến phòng thủ của Nga.

Nước Nga vẫn đứng vững

Bất chấp sự ồn ào của truyền thông Mỹ, quân đội Nga vẫn tiếp tục tấn công một cách có bài bản vào lực lượng Ukraine trên các vùng lãnh thổ Nga sáp nhập sau một loạt cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 9 năm 2022. Ukraine cho đến nay đã mất hơn 66.000 quân nhân và 7.600 hệ thống vũ khí.

Nhà Seymour Hersh nói: "Mục tiêu của tuyến phòng thủ đầu tiên của Nga không phải là ngăn chặn cuộc tấn công của Ukraine mà là làm chậm nó để nếu Ukraine tiến quân, các chỉ huy Nga có thể đưa lực lượng dự bị đến củng cố phòng tuyến.

Không có bằng chứng nào cho thấy lực lượng Ukraine đã đạt được mục tiêu vượt qua phòng tuyến đầu tiên. Truyền thông Mỹ đang làm bất cứ điều gì ngoại trừ việc đưa tin trung thực về sự thất bại trong việc họ hậu thuẫn cho Kiev trong cuộc chiến".

Hersh dẫn lời quan chức quân sự Mỹ nói: "Tổng thống Nga Putin đang lãnh đạo một cuộc 'chiến tranh vệ quốc vĩ đại' và không quan tâm tới các cuộc thăm dò dư luận ở Mỹ".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại