Vào năm 1993, nhà khảo cổ học Novosibirsk Natalia Polosmak dẫn đầu cuộc thám hiểm đã bất ngờ tìm thấy xác ướp trinh nữ trong lớp băng vĩnh cửu trên dãy núi Altai của Siberia. Do vậy, xác ướp được các nhà khoa học gọi là "Công chúa Altai".
Nhà khảo cổ Polosmak và các cộng sự vô cùng bất ngờ khi xác ướp trinh nữ 2.500 tuổi còn nguyên vẹn. Đặc biệt, người ta còn tìm thấy một số hình xăm phức tạp trên cơ thể của "Công chúa Altai". |
Sau khi thực hiện một loạt kiểm tra, các chuyên gia phát hiện "Công chúa Altai" mắc nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có căn bệnh ung thư được cho là nguyên nhân tử vong. |
Ngoài ra, "Công chúa Altai" cũng có dấu hiệu cho thấy bị bệnh viêm tủy xương, hậu quả của quá trình nhiễm trùng nặng. Khi bệnh tình tái phát, "Công chúa Altai" dùng thuốc phiện để làm xoa dịu cơn đau. |
Các nhà khảo cổ cho rằng, "Công chúa Altai" là một trinh nữ tự nguyện lựa chọn cuộc sống độc thân. Sau khi qua đời, "Công chúa Altai" được chôn cất trong ngôi mộ băng vĩnh cửu cùng với nhiều đồ tùy táng giá trị cho thấy địa vị cao quý của cô. |
Chính vì vậy, người dân địa phương tin rằng xác ướp "Công chúa Altai" mang sức mạnh siêu nhiên. Việc khai quật xác ướp khiến lời nguyền của "Công chúa Altai" ứng nghiệm. |
Cụ thể, người dân địa phương cho rằng, những trận lụt, động đất trong 50 năm kể từ khi các nhà khảo cổ khai quật xác ướp là hậu quả của hành động xâm phạm nơi an nghỉ của "Công chúa Altai". |
Theo người dân tại khu vực Cộng hòa Altai, sự hiện diện của xác ướp "Công chúa Altai" tại khu mộ chôn cất là “chốt chặn cánh cửa giữa lãnh địa của người sống và người chết”. |
Xuất phát từ điều này, người dân kêu gọi giới chức trách đưa "Công chúa Altai" trở lại nơi an nghỉ ban đầu để tránh xảy ra những thảm kịch tồi tệ khác. |