Lo lắng thiên thạch đâm vào Trái Đất, NASA lên kế hoạch đối phó khẩn cấp

An Dương |

Thiên thạch là một “thủ phạm” luôn rình rập tới sự an toàn của Trái Đất bởi chúng có thể va chạm bất cứ khi nào. Để hạn chế thảm họa này xảy ra, NASA đã tạo ra bom nguyên tử để cứu Trái Đất.

Theo BuzzFeed News, NASA cùng một số cơ quan như Cục Quản lí An ninh Hạt nhân Quốc gia và các phòng thí nghiệm vũ khí của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã thiết kế một tàu vũ trụ có khả năng cứu chúng ta khỏi thảm họa thiên thạch .

Con tàu mang tên HAMMER (viết tắt của Hypervelocity Asteroid Mitigation Mission for Emergency Response), chiếc tàu với tải trọng 8,8 tấn này có khả năng làm chệch quỹ đạo của một thiên thạch bay đến Trái Đất bằng cách đâm trực diện vào nó, đó là đối với thiên thạch nhỏ, còn nếu là một khối thiên thạch lớn, con tàu sẽ cho nổ một quả bom nguyên tử để phá hủy nó.

Trên website của mình, ông Richard Binzel của MIT (Viện Công nghệ Massachusetts) đã viết:

"Họ quả là những con người thông minh khi tiến hành xem xét một cách nghiêm túc và suy nghĩ cẩn thận về những gì chúng ta có thể làm được trước thảm họa. Đây hoàn toàn là những ý tưởng hợp lý".

Như các mô tả trong tạp chí khoa học Acta Astronautica, chúng ta cần dành nhiều thời gian để chuẩn bị cho những sự kiện như vậy để nâng cao cơ hội thành công:

"Để có thể gây nên một lực tác động học cho sự lệch hướng của một vật thể bay gần Trái Đất, chúng ta cần giảm thiểu thời gian phản ứng và tối đa hóa lượng thời gian cho bộ khuếch đại động học tạo ra một lực tác động đủ để làm lệch hướng những vật thể này, tránh va chạm với Trái Đất".

Lidiya Rykhlova, người đứng đầu bộ phận thiên văn học tại Viện Nghiên cứu vũ trụ Moscow cho biết, các chuyên gia đã soạn thảo một chương trình dự kiến nhằm chế tạo hệ thống kính thiên văn khổng lồ để quan sát không gian và có thể đưa ra cảnh báo sớm về các tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm, cũng như sao chổi và các mối đe dọa khác với trái đất.

Chương trình này dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 58 tỷ ruble (khoảng 1,9 tỷ USD).

Chương trình do Viện Thiên văn học tại Học viện Khoa học Nga và Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Trung ương Nga thiết kế, trình bày và đã được Cơ quan không gian quốc gia Roskosmos phê duyệt.

Các nhà khoa học Nga tin rằng, lá chắn phòng thủ quốc gia có khả năng hoàn thành trong thời gian 10 năm tới.

Lá chắn phòng thủ không như nhiều người tưởng tượng, được trang bị vũ khí laser tân tiến mà bao gồm một mạng lưới các kính thiên văn quan sát không gian.

Các kính thiên văn này, một số sẽ được đưa lên quỹ đạo, số còn lại hoạt động dưới mặt đất, làm nhiệm vụ giám sát xung quanh hành tinh của chúng ta.

Đồng thời, lá chắn phòng thủ không gian cũng được trang bị khả năng hủy diệt một tiểu hành tinh trong trường khẩn cấp với các đầu đạn hạt nhân uy lực nhất. Nếu mối đe dọa được phát hiện sớm, các máy móc và phương tiện tiên tiến sẽ ưu tiên khả năng thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh.

Không chỉ các nhà khoa học Nga, nhiều chuyên gia Mỹ và châu Âu cũng đóng góp những ý tưởng thú vị.

Các ý tưởng ban đầu nghe có vẻ như trong phim khoa học viễn tưởng bao gồm đâm một tàu vũ trụ vào thiên thạch; sử dụng vũ khí laser hoặc bom hạt nhân để hủy diệt chúng trước khi chúng hủy hoại hành tinh của chúng ta.

Ngoài ra, "nhóm hành động chung” được xây dựng dựa trên sự hợp tác của các quốc gia để xử lý các vấn đề liên quan đến các vật thể không gian gần trái đất (NEOs) cũng gợi ý thành lập Mạng lưới cảnh báo tiểu hành tinh quốc tế cũng như các nhóm cố vấn về triển khai các sứ mệnh không gian nhằm ngăn chặn những mối đe dọa từ bên ngoài vũ trụ và ứng phó thảm họa.

Trong khi đó, các chuyên gia thuộc Cơ quan không gian châu Âu (ESA) ở Darmstadt, Đức thì lên kế hoạch khởi động một nghiên cứu giám sát bầu trời đêm sử dụng các kính viễn vọng tự động có khả năng chụp các vật thể trước khi chúng xâm nhập vào khí quyển của trái đất.

Tại California, một nhóm các nhà khoa học đang nghiên cứu một hệ thống để khai thác năng lượng mặt trời và chuyển hóa nó thành các tia laser có khả năng phá hủy hoặc làm thay đổi quỹ đạo của các thiên thạch cũng như tiểu hành tinh.

“Hệ thống này không phải một là một ý tưởng quá xa vời. Các thành phần để tạo nên hệ thống này hiện có và cái mà chúng ta cần là phải hợp nhất chúng, mở rộng quy mô của chúng.

Đó là một thách thức”, ông Gary B. Hughes, một nhà nghiên cứu tại Đại học Bách khoa California, San Luis Obispo cho hay.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại