Lỗ hổng choáng váng của KQ Nga ở Syria: Vũ khí có điều khiển đã "kiệt sức"?

Khang Minh |

Thời điểm tươi đẹp ở Syria kéo dài chưa được bao lâu, Không quân Nga đã phải thừa nhận bom có điều khiển trong kho vũ khí của mình hầu như đã "kiệt sức".

Cuối tháng 9/2015 Nga công khai tham gia vào nội chiến Syria, rất thu hút sự chú ý của thế giới, đặc biệt là việc thả lượng lớn bom có điều khiển đã gây sốc cho giới quan sát quân sự phương Tây. Họ cho rằng số lượng vũ khí dẫn đường mà nước này sử dụng có thể sánh với không quân NATO trong chiến tranh Kosovo năm 1999.

Tuy nhiên thời điểm tươi đẹp kéo dài chưa được bao lâu, Không quân Nga đã phải thừa nhận bom dẫn đường trong kho vũ khí của mình hầu như đã "kiệt sức". Thậm chí có nguồn tin còn cho rằng Nga đã phải dùng cả tên lửa Kh-35 chuyên dùng cho diệt hạm để tấn công mặt đất, tuy nhiên dường như chỉ là lời đồn thổi vô căn cứ.

Trên thực tế, máy bay cường kích của không quân Nga phải sử dụng ồ ạt các loại bom "ngu" - không điều khiển, mặc dù nước này tuyên bố dưới sự hỗ trợ của hệ thống ngắm bắn mới, độ chính xác của việc thả bom này cũng được tăng gấp 3 lần, nhưng rốt cục vẫn không tốt như bom có điều khiển.

Cuối năm 2015, Bộ quốc phòng Nga tuyên bố đã ký đơn hàng khẩn cấp với doanh nghiệp quốc phòng trong nước, tăng cường sản xuất các loại bom có điều khiển, nhưng cho đến nay không quân Nga vẫn sử dụng phổ biến bom "ngu" tại Syria.

Lỗ hổng choáng váng của KQ Nga ở Syria: Vũ khí có điều khiển đã kiệt sức? - Ảnh 1.

Máy bay cường kích Su-24 Nga phóng rốc két không điều khiển ở Syria.

Gần đây, giới truyền thông Nga cho rằng, bom chùm PBK-500U do nước này tự nghiên cứu có thể tự dò tìm thấy mục tiêu mặt đất. Phi công có thể thả từ trên cao, không cần xem toạ độ của mục tiêu, cũng không cần phải bay vào phạm vi tầm bắn của vũ khí phòng không đối phương.

Quân đội Nga cho rằng, loại bom này giống với bom AGM-154 của quân đội Mỹ, phương thức dẫn đường giai đoạn cuối của nó là sử dụng radar sóng mm kết hợp mô thức hình ảnh hồng ngoại, giai đoạn giữa áp dụng phương thức kết hợp dẫn đường quán tính với dẫn đường vệ tinh GLONASS.

Tuy nhiên, Nga cũng thừa nhận loại bom dẫn đường mới này tồn tại lỗ hổng chí mạng, chính là đầu dẫn dễ bị gây nhiễu, dù Nga có kinh nghiệm trong gây nhiễu điện tử, nhưng về phương diện chống gây nhiễu rõ ràng là lạc hậu hơn phương Tây.

Một lỗ hổng khác đó là loại bom này không có khả năng tàng hình giống như bom AGM-154, cho nên hệ thống phòng không tầm xa hiện đại hoàn toàn có thể bắn hạ được chúng.

Lỗ hổng choáng váng của KQ Nga ở Syria: Vũ khí có điều khiển đã kiệt sức? - Ảnh 2.

Chiến đấu cơ Mỹ phóng bom thông minh JSOW. Ảnh: USAF

Giống như Liên Xô, về phương diện công nghệ điện tử Nga lạc hậu rất nhiều, không ít vũ khí công nghệ cao đã được nước này thúc đẩy, đặc biệt là các loại vũ khí xuất khẩu, đều sử dụng rất nhiều hệ thống con hiện đại do châu Âu chế tạo.

Về phương diện linh kiện điện tử, Nga cũng chủ yếu dựa vào châu Âu, đặc biệt là linh kiện trong lĩnh vực quân sự, ngay cả vệ tinh quân sự của Nga sử dụng hơn 90% linh kiện điện tử của châu Âu.

Sau khi châu Âu triển khai cấm vận đối với Nga, nước này rất khó có được những linh kiện điện tử này, điều này làm hạn chế đến số lượng sản xuất và tính chất của bom dẫn đừng do Nga chế tạo.

Theo giới truyền thông nước ngoài, Nga không có bất kỳ phản ứng nào về những quả bom dẫn đường tại Syria, rõ ràng là hệ thống dẫn đường của nó sớm đã thất bại, nhưng nước này lại không phát hiện được trước khi đưa vào sử dụng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại