Lộ diện vũ khí chống ngầm trên cặp tàu Gepard thứ 2 của Việt Nam

Ly Vy |

Những hình ảnh mới được công bố đã phần nào tiết lộ trang bị chống ngầm trên cặp tàu Gepard thứ hai của Việt Nam.

Là lớp tàu chiến có lượng giãn nước lớn và hiện đại nhất, các khinh hạm Gepard đóng vai trò rất quan trọng trong đội hình tàu mặt nước của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Cặp tàu Gepard 3.9 đầu tiên được chúng ta tiếp nhận lần lượt vào tháng 3 và tháng 8/2011. Những kết quả tích cực đã dẫn đến việc Việt Nam đặt mua từ Nga cặp Gepard thứ hai vào tháng 10/2012, chúng đã được hạ thủy lần lượt vào ngày 27/4 và 26/5 vừa qua.

Điểm khác biệt chủ yếu giữa cặp Gepard thứ nhất và thứ hai nằm ở khả năng săn ngầm, khi được trang bị bổ sung thiết bị định vị thủy âm và vũ khí chống tàu ngầm. Vậy những khí tài này là gì và được bố trí ở đâu?

Lộ diện vũ khí chống ngầm trên cặp tàu Gepard thứ 2 của Việt Nam - Ảnh 1.

Mô hình tàu Gepard thứ 3 và 4 của Việt Nam

Dựa trên mô hình được cho là làm theo thiết kế của cặp tàu Gepard thứ hai, ta có thể thấy nó mang thiết bị thủy âm gắn vào thân tàu cùng ống phóng ngư lôi bố trí hai bên hông (ở khu vực bên dưới nơi đặt xuồng cao tốc).

Lộ diện vũ khí chống ngầm trên cặp tàu Gepard thứ 2 của Việt Nam - Ảnh 2.

Vị trí lắp đặt ngư lôi trên mô hình được cho là của cặp Gepard thứ hai

So sánh với hình ảnh thực tế của chiếc Gepard thứ 3 và thứ 4 khi hạ thủy, chúng ta chưa thấy phần thiết bị thủy âm gắn vào thân tàu, do phần này thuộc dạng rời và sẽ khớp nối sau khi hoàn thiện.

Lộ diện vũ khí chống ngầm trên cặp tàu Gepard thứ 2 của Việt Nam - Ảnh 3.

Hình ảnh hạ thủy tàu Gepard thứ 3, thiết bị thủy âm gắn vào thân tàu vẫn chưa lộ diện

Còn trường hợp ngư lôi, những hình ảnh cập nhật mới nhất về hai tàu Gepard tiếp theo đã chỉ chính xác vị trí lắp đặt loại vũ khí này.

Lộ diện vũ khí chống ngầm trên cặp tàu Gepard thứ 2 của Việt Nam - Ảnh 4.

Lộ diện vũ khí chống ngầm trên cặp tàu Gepard thứ 2 của Việt Nam - Ảnh 5.

Vị trí lắp đặt ngư lôi ở cặp tàu Gepard thứ hai

Theo đó, vị trí lắp đặt các ống phóng ngư lôi hoàn toàn giống như trên mô hình, đó là ở ngay bên dưới vị trí đặt xuồng cao tốc.

Một số nguồn tin cho biết, cặp Gepard này sẽ có 2x2 ống phóng ngư lôi (tức là 4 ống phóng chia đều hai bên mạn tàu). Loại ống phóng trang bị là DTA-53-11661 cỡ 533 mm của ngư lôi SET-65KE hoặc cùng cỡ.

Lộ diện vũ khí chống ngầm trên cặp tàu Gepard thứ 2 của Việt Nam - Ảnh 6.

Ống phóng ngư lôi DTA-53 (dạng ống kép) trang bị trên khinh hạm lớp Talwar của Hải quân Ấn Độ

Ngư lôi SET-65KE có chiều dài 7.945 mm, đường kính thân 533,4 mm, trọng lượng 2.070 kg, mang đầu đạn nặng 518 kg, tốc độ 45 hải lý/giờ, tầm bắn 20.000 m.

Việc Hải quân Việt Nam không sử dụng ngư lôi hạng nhẹ cỡ 324 mm thuộc hệ thống Paket-NK (được giấu trong thân) như dự đoán ban đầu có thể giải thích là do chuẩn hóa với trang bị trên tàu ngầm Kilo, nhằm tạo thuận tiện trong quá trình vận hành.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại