Kỳ lạ chuyện truyền hình TQ "vô tình" để lộ trận địa phóng tên lửa đạn đạo DF-31A?

Khang Minh |

Nhiều cường quốc quân sự trên thế giới thường xây dựng trận địa phóng đặt trước giả, đánh lừa đối phương nhằm duy trì được sức mạnh thực sự của trận địa thật.

Gần đây trong chương trình tin quân sự của đài CCTV Trung Quốc, xuất hiện ảnh nghi là trận địa đã được chuẩn bị và tính toán trước để phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A. Từ hình ảnh có thể thấy, tên lửa này đang tiến hành huấn luyện phóng mô phỏng.

Được xếp vào dạng vũ khí quan trọng của Trung Quốc và cũng là một trong những phương tiện trọng yếu thực hiện nhiệm vụ đáp trả hạt nhân của Lực lượng Pháo binh Trung Quốc, tần suất xuất hiện của DF-31A không cao, đặc biệt là trận địa phóng của nó lại càng hiếm thấy.

Các trận địa phóng này thường được xây dựng trước dựa trên một loạt các khảo sát đo lường nhằm đáp ứng những điều kiện cơ bản khi sử dụng tên lửa đạn đạo với các tham số như như kinh - vĩ độ, góc phương vị, trọng lực, môi trường xung quanh trận địa.

Những tham số chuẩn bị trước càng chính xác bao nhiêu thì xác suất trúng mục tiêu của tên lửa đạn đạo càng cao bấy nhiêu.

Kỳ lạ chuyện truyền hình TQ vô tình để lộ trận địa phóng tên lửa đạn đạo DF-31A? - Ảnh 1.

Tên lửa đạn đạo DF-31A

Hiện nay, trong số vũ khí mà Lực lượng Pháo binh Trung Quốc được trang bị, như tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D, tên lửa đạn đạo tầm xa DF-26, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31AG, trong tình huống bình thường đều có thể phóng trực tiếp mà không cần phải triển khai ra trận địa đã xây dựng từ trước.

Tuy nhiên, các loại trang bị cũ hơn vẫn đang phục vụ trong Quân đội Trung Quốc như tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21A, DF-21C, tên lửa đạn đạo tầm xa DF-4, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A cần phải có trận địa phóng đã tính toán trước để triển khai.

Hiện nay, nói chung các thiết bị trinh sát công nghệ cao đã có thể bao quát mọi góc nhìn của chiến trường, đặc biệt là các vệ tinh trinh sát quang học và vệ tinh trinh sát ảnh radar với độ phân giải tối đa có thể lên tới 0.1 đến 0.3m hay thâm chí còn nhỏ hơn nữa.

Trong trường hợp này, trận địa phóng chuẩn bị trước cho tên lửa đạn đạo rất khó tránh được trinh sát vệ tinh và như thế ở thời chiến, nếu bị phát hiện đồng nghĩa với việc rất dễ bị đánh chặn hoặc bị đánh phủ đầu.

Kỳ lạ chuyện truyền hình TQ vô tình để lộ trận địa phóng tên lửa đạn đạo DF-31A? - Ảnh 2.

Đoàn xe chở tên lửa DF-31A tham gia duyệt binh

Vì vậy, các cường quốc quân sự trên thế giới đều tiến hành ngụy trang tương ứng đối với trận địa phóng đã tính toán trước, thậm chí còn xây dựng trận địa phóng giả, làm cho thật giả lẫn lộn, đánh lừa đối phương, duy trì được sức mạnh thực sự của trận địa thật.

Tất nhiên, với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, một số loại tên lửa thế hệ mới của Trung Quốc đã có thể phóng trực tiếp ở bất cứ đâu mà không cần phải có trận địa đã tính toán từ trước, qua đó nâng cao khả năng tấn công nhanh và mức độ thích ứng chiến trường.

Nhưng cần phải nhấn mạnh rằng, nếu những tên lửa thế hệ mới sử dụng trận địa phóng đã chuẩn bị trước vẫn hiệu quả tốt hơn nhờ nâng cao độ được tính chính xác khi tấn công mục tiêu.

Có thể nói, trong tương lai, trận địa phóng tên lửa chuẩn bị trước vẫn không thể bị loại bỏ. Không chỉ tên lửa đạn đạo, ngay cả tên lửa hành trình tầm xa phóng trên đất liền cũng có thể sử dụng những trận địa loại này.

Sức mạnh "Sát thủ tàu sân bay" DF-21D của Trung Quốc

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại