Liệu mô hình kinh tế chia sẻ có thể dẫn dắt thị trường nội thất?

Thanh Xuân |

Dù chỉ mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam trong vài năm gần đây nhưng kinh tế chia sẻ đã và đang tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế nước nhà nói chung và ngành nội thất nói riêng.

Việt Nam là thị trường tiềm năng cho mô hình kinh tế chia sẻ

Nền kinh tế chia sẻ (sharing economy) hiện đang là một thuật ngữ được nhắc đến rộng rãi trên khắp các diễn đàn về kinh tế - văn hóa với tốc độ phát triển nhanh đến "chóng mặt" và trở thành xu thế phát triển chung trên toàn cầu. 

Đây là mô hình kinh doanh dựa trên việc tận dụng và khai thác nguồn cung có sẵn, để cho thuê hay trao đổi tài sản với người có nhu cầu thông qua một dịch vụ trung gian.

Kinh tế chia sẻ đang có những chuyển biến mạnh mẽ, tối đa hóa nhu cầu tái sử dụng tài nguyên sẵn có trong xã hội, cũng như tăng cường kết nối - trao đổi giữa người mua và người bán. 

Vì thế, các chuyên gia cho rằng đây không chỉ dừng lại là một hiện tượng nhất thời mà sẽ có thêm những bước tiến vượt bậc, trở thành mô hình kinh doanh chung trên thế giới trong thời gian tới.

Liệu mô hình kinh tế chia sẻ có thể dẫn dắt thị trường nội thất? - Ảnh 1.

Mô hình kinh tế chia sẻ thu hút rất nhiều start-up trong nước và quốc tế

Bắt kịp xu thế này, các start-up theo mô hình kinh tế chia sẻ đã và đang gặt hái được những thành công đáng kể tại thị trường Việt Nam chỉ trong vài năm trở lại đây. Theo một khảo sát của tập đoàn nghiên cứu thị trường Nielsen, có đến 76% người tiêu dùng trong nước sẵn sàng sử dụng các dịch vụ chia sẻ.

Từ năm 2014, Grab chính là doanh nghiệp trung gian tiên phong áp dụng tối đa tính ưu việt của công nghệ để kết nối tài xế và khách hàng. 

Chỉ trong vòng 4 năm, Grab đã tạo nên một làn sóng tác động mạnh mẽ đến ngành kinh doanh vận tải, phủ sóng khắp 31 tỉnh thành trên cả nước, hợp tác với hơn 175.000 đối tác tài xế với 68% người dùng thường xuyên. Hơn thế, Grab thậm chí còn thay đổi cả thói quen đi xe của khách hàng lẫn phương thức hoạt động của các hãng taxi truyền thống.

Ngoài ra, Airbnb cũng là một đại diện sáng giá khi nhắc đến mô hình kinh tế chia sẻ. Đây là một nền tảng công nghệ trong ngành dịch vụ lưu trú, sở hữu hơn 16.000 đối tác là các chủ nhà cho thuê chỉ tính riêng tại Hà Nội và TP.HCM chỉ sau 3 năm hoạt động. 

Với tốc độ phát triển nhanh như hiện nay, Airbnb hiện đang là một đối thủ đáng gờm đe dọa đến ngành khách sạn truyền thống.

Những ông lớn trên đã khiến loại hình kinh tế chia sẻ trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết, kéo theo đó là sự tham gia của hàng loạt các startup mới, như Luxstay - dịch vụ cho thuê phòng trực tuyến, Triip.me - mô hình kết nối khách du lịch và người dân bản địa, Go Viet - ứng dụng đặt xe/ giao hàng...

Điều đó cho thấy mức độ lan tỏa hơn bao giờ hết của kinh tế chia sẻ trên khắp các lĩnh vực dịch vụ, từ thương mại, du lịch, bất động sản…

Liệu mô hình kinh tế chia sẻ có thể dẫn dắt thị trường nội thất? - Ảnh 2.

Grab là một trong những đại diện tiêu biểu của khu vực Đông Nam Á

Không nằm ngoài xu hướng đó, ngành nội thất cũng là một mảnh đất đầy tiềm năng để mô hình này có thể lan rộng và phát triển. Đặc biệt phải kể đến Hô Biến - dịch vụ kết nối - giám sát, hoạt động như một "Grab của ngành nội thất".

Dịch vụ của Hô Biến không chỉ chia sẻ, mà còn đồng hành

Với quyết tâm đa dạng hóa mô hình kinh tế chia sẻ cùng tầm nhìn chiến lược toàn diện của đội ngũ lãnh đạo, Hô Biến đã thu hút và nhận được sự tin tưởng của khá nhiều quỹ đầu tư trong và ngoài nước dù chỉ mới chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7 năm 2018.

Đây là một doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, đóng vai trò là cầu nối giữa khách hàng với các công ty thi công nội thất. 

Khác với những loại hình kinh tế chia sẻ - chỉ chú trọng vào việc cung cấp lượng dữ liệu kết nối, Hô Biến còn có một đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp giúp kiểm chứng và sàng lọc năng lực nhà thầu cùng những chuyên viên giám sát có kinh nghiệm giúp khách hàng quản lý công trình thi công.

Có thể nói, tính ưu việt của mô hình này nằm ở chỗ khách hàng không cần phải bận tâm bất cứ điều gì, vì toàn bộ các quy trình từ tìm kiếm doanh nghiệp làm nội thất, giám sát thi công, nghiệm thu đến bảo hành công trình đều đã có Hô Biến hỗ trợ và đồng hành. 

Đặc biệt hơn, khách hàng sẽ không cần phải tốn bất kỳ chi phí nào cho dịch vụ "trọn gói" và toàn diện này.

Bên cạnh đó, khi hợp tác với Hô Biến, các doanh nghiệp làm nội thất không chỉ được giảm bớt gánh nặng trong quản lý thi công mà còn được hỗ trợ quảng bá hình ảnh để dễ dàng tiếp cận với khách hàng hơn.

Liệu mô hình kinh tế chia sẻ có thể dẫn dắt thị trường nội thất? - Ảnh 3.

Kỹ sư của Hô Biến trực tiếp đến công trình để giám sát, xử lý vấn đề

David Yoon - CEO của Hô Biến chia sẻ: "Hô Biến là mô hình tiên phong trong ngành nội thất, nên thách thức lớn nhất mà chúng tôi gặp phải là thuyết phục người dùng và doanh nghiệp nội thất đặt lòng tin vào dịch vụ này. Chúng tôi hy vọng Hô Biến có thể thay đổi diện mạo ngành nội thất, tương tự như những gì Grab đã làm với ngành dịch vụ vận tải".

Độc giả có thể tham khảo thông tin của Công ty Hô Biến tại:

• Website: https://hobien.com.vn

• Email: cs@hobien.com.vn

• Hotline: 028 7302 3566

• Địa chỉ: Tầng 9, Cantavil An Phú, số 01 Song Hành, P.An Phú, Q.2, TP.HCM

• Facebook: fb.com/hobien.com.vn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại