Dẫu vậy, mỗi thập kỷ tỏa sáng của Mặt trời lại là một thập kỷ của những thay đổi hỗn loạn, đôi lúc hết sức hung bạo. Đó chính xác là những gì bạn sẽ được chứng kiến trong đoạn video time-lapse mới, tuyệt đẹp, vừa được Đài quan sát Solar Dynamics (SDO) của NASA tung ra.
Trong đoạn video ấn tượng với tiêu đề "A Decade of Sun" (Một thập kỷ của Mặt trời), các nhà thiên văn học đã ghép 425 triệu bức ảnh độ phân giải cao của Mặt trời, vốn được chụp mỗi 0,75 giây/lần từ ngày 2/6/2010 đến 1/6/2020.
Mỗi giây của video đại diện cho một ngày của Mặt trời, và toàn bộ thập kỷ trôi qua chóng vánh trong khoảng 60 phút – tuy nhiên đoạn video này sẽ được tua nhanh để chỉ còn 6 phút mà thôi.
Một thập kỷ của Mặt trời
Trong suốt thập kỷ đó, Mặt trời đã trải qua một loạt những thay đổi lớn, từ từ sủi bọt với những gợn sóng từ tính khổng lồ được gọi là "vết đen mặt trời", và những gợn sóng này đạt tần suất cao nhất vào năm 2014 trước khi giảm dần. Sự tĩnh lặng này của Mặt trời không phải là điều đáng ngạc nhiên; cứ mỗi 11 năm, các cực từ của Mặt trời sẽ đột ngột chuyển vị trí; Bắc thành Nam, các hoạt động từ tính của Mặt trời bắt đầu suy giảm, và bề mặt của nó bắt đầu trông như một vùng biển lửa vàng rực nhưng yên ả.
Chu kỳ tương đối tĩnh lặng này được gọi là "cực tiểu Mặt trời" (Solar Minium), và chúng ta hiện đang ở giữa chu kỳ đó.
Giữa một lần đảo cực từ trường với lần tiếp theo, trên Mặt trời sẽ diễn ra một cuộc dịch chuyển hung bạo. Hoạt động từ tính tăng lên đến mức cao đột biến, gọi là "cực đại Mặt trời" (Solar Maximum), và bề mặt Mặt trời lúc này sẽ xuất hiện những gợn sóng tạo nên những vết đen khổng lồ, bị bao phủ trong những đường từ tính đập vào nhau cùng với sự xuất hiện của những vụ nổ plasma gọi là bức xạ mặt trời. Mỗi chu kỳ maximum sẽ đạt đỉnh điểm khi một đợt đảo cực từ khác diễn ra, báo hiệu sự khởi đầu của một chu kỳ mặt trời mới.
Những thay đổi nói trên rất khó để nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái đất (dù rằng cực đại Mặt trời dẫn đến những vầng cực quang thấy được ở các khu vực vĩ độ thấp trên toàn thế giới), nhưng vệ tinh SDO của NASA lại thấy được chúng rõ ràng bởi nó theo dõi Mặt trời bằng tia cực tím. Những bước sóng siêu năng lượng này cắt xuyên qua bức xạ mặt trời, làm lộ ra những đợt thay đổi từ tính hỗn loạn trong khí quyển bên ngoài của Mặt trời – hay còn gọi là nhật hoa. Thấy được những hiện tượng như vậy quả thực là điều tuyệt vời – kể cả khi mọi thứ chỉ diễn ra trong chưa đầy một chớp mắt đối với chính bản thân của mặt trời!
Các bạn có thể xem đoạn video đầy đủ dài 60 phút dưới đây:
Một thập kỷ của Mặt trời
Tham khảo: Space