Johan Heine, một phi công người Nam Phi đang bay trên vùng Mpumalanga, một lãnh thổ đồi núi ở phía đông của đất nước. Tuy nhiên anh ta đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp và đâm vào sườn núi vì máy bay đột nhiên mất kiểm soát.
May mắn là Heine không bị thương, nhưng lại bị rời khỏi máy bay và nhìn thấy ba tảng đá dolomite nguyên khối trước mặt. Những tảng đá khổng lồ này nặng khoảng 5 tấn, nhô lên khỏi mặt đất. Và bên cạnh chúng là một vòng tròn khổng lồ cũng được làm bằng đá.
Địa điểm này nằm ở một vị trí cực kỳ xa xôi, với việc tiếp cận bị hạn chế. Nếu Johan Heine không hạ cánh khẩn cấp và phát hiện ra, thì có khả năng địa điểm này vẫn bị giấu kín cho đến ngày nay.
Nhưng những gì Heine đã tìm thấy sau đó được xác nhận là địa điểm cự thạch được xây dựng bởi con người trong quá khứ, và có lẽ chức năng của nó là một "cuốn lịch" cổ xưa được làm bằng đá. Bởi vậy người ta đã đặt tên cho địa điểm này là "Lịch Adam".
Một số giả thuyết cho rằng địa điểm này được xây dựng từ 300.000 năm trước. Và nếu địa điểm này thực sự lâu đời như vậy, nó sẽ viết lại lịch sử loài người.
Theo đó chắc chắn phải có một nền văn minh vô cùng phát triển mới có thể xây dựng được địa điểm cự thạch to lớn như vậy. Bởi vậy, một số người đã đưa ra giả thuyết cho rằng người ngoài hành tinh cổ đại đã tham gia vào việc xây dựng "Lịch Adam".
Địa điểm cự thạch này bao gồm một vòng tròn bằng đá bên ngoài có đường kính khoảng 30 mét. Bên trong vòng tròn là một số tảng đá nguyên khối, được sắp xếp theo một mô hình phức tạp. Bố cục chung của địa điểm dường như đã được xây dựng theo sự sắp xếp của những vì sao, do đó người ta đã cho rằng địa điểm này chính là một "cuốn lịch" cổ đại.
Ngoài vòng tròn lớn, còn có các cấu trúc và vòng tròn đá khác xung quanh địa điểm được xây dựng với sự sắp xếp bổ sung, chúng được kết nối bởi một loạt các kênh.
Các nhà nghiên cứu tin rằng những kênh này không chỉ kết nối với Lịch Adam mà còn kết nối với nhiều tàn tích khác và ruộng bậc thang nông nghiệp cổ xưa trong cảnh quan.
Hai tảng đá thẳng đứng nằm ở trung tâm của vòng tròn với những hình chạm khắc trên chúng. Những viên đá này, cũng như phần lớn vật liệu xây dựng, dường như đã được vận chuyển từ một nơi rất xa đến. Hình dạng ban đầu của địa điểm này vẫn có thể thấy rõ từ các hình ảnh trên không.
Một điểm quan trọng khác là khu vực xung quanh Lịch Adam khá giàu tài nguyên vàng. Các trục khai thác rải rác khắp nơi và thậm chí ngày nay, mỏ vàng giàu nhất thế giới nằm ở Mpumalanga, có tên là Mỏ vàng Sheba cũng nằm gần khu vực này.
Không chỉ các quặng vàng thu hút được sự chú ý vào những năm 1880, mà còn có bằng chứng về các nền văn minh cổ đại khai thác khoáng vật – cũng được miêu tả trong các tư liệu của người châu Âu thời kỳ đầu.
Thậm chí ngày nay, lịch này vẫn hoạt động hoàn hảo vì nó cho phép mọi người theo dõi thời gian trong ngày và năm bằng cách đi theo bóng của Mặt Trời lặn.
Những tính toán ban đầu về niên đại của địa điểm này đã được đưa ra dựa trên sự xuất hiện của chòm sao Orion. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn về di chỉ Lịch Adam, như ai là người đã xây dựng chúng, nền văn minh của họ ra sao, và cách họ xây dựng chúng với các thông số chuẩn xác như vậy. Có lẽ theo thời gian, nhiều nghiên cứu trong tương lai sẽ ráp lại bí ẩn tiền sử này.
Ban đầu cộng đồng khảo cổ học không mấy quan tâm đến phát hiện tình cờ này của Johan Heine. Nhưng vào năm 2009, nơi đây bắt đầu thu hút được nhiều sự chú ý hơn của các nhà khảo cổ học.
Nghiên cứu ban đầu phát hiện ra cấu hình của đá có bốn hướng chính, biểu thị các điểm chí và điểm phân theo cách tương tự như Stone Henge.
Các nghiên cứu địa chất, quá trình xói mòn trên đá và sự phát triển của địa y xung quanh cũng cung cấp thông tin cho các nhà khoa học trong việc tính toán tuổi ước tính của địa điểm này. Ước tính ban đầu cho rằng địa điểm này có thể có niên đại từ 75.000 đến 200.000 năm trước hoặc nhiều nhất là 300.000 năm tuổi.
Phát hiện mới nhất và thú vị nhất của các vòng tròn đá và di chỉ Lịch Adam là tần số âm thanh của những lớp đá kiến tạo bên dưới. Với kỹ thuật hiện đại, các nhà khoa học đã thành công trong việc phát hiện các tần số âm thanh và đo chúng với tất cả các đặc tính âm học.
Những tần số âm thanh của lớp đất bên dưới những tảng đá này tạo thành hình dạng cộng hưởng của những bông hoa khi chúng truyền hướng lên mặt đất. Điều này đã dẫn đến giả thuyết gây sửng sốt rằng những viên đá này cũng có thể có khả năng dẫn điện theo cách mà nhân loại hiện đại không thể hiểu được.
Nhà văn Michael Tellinger tin rằng địa điểm này là công trình lâu đời nhất trong số các cấu trúc nhân tạo, được cho là do một nền văn minh đã biến mất tạo ra.