Vỏ trứng là thứ quá đỗi mỏng manh, chỉ cần chạm mạnh là đã vỡ. Vì vậy, thành ngữ "lấy trứng chọi đá" được dùng để chỉ những cuộc đấu chọn không cân sức, báo trước cái kết thảm bại chắc chắn.
Nhưng sự thực liệu có giống như hình ảnh so sánh ấy?
Bản năng "trứng gà": Dại gì mà "chọi đá"!
Về nghĩa đen, "lấy trứng chọi đá" là trường hợp ít khi xảy. Bởi bảo vệ giống nòi là bản năng của động vật.
Khi đang mang con cái bên mình, chỉ cần linh cảm nguy hiểm, hầu hết các loài vật đều sẽ tự giác né tránh, không dại lấy yếu đánh mạnh để tránh việc hi sinh vô ích.
Vì thế, trong các chương trình về thế giới động vật, ta có thể dễ dàng nhìn thấy cảnh cáo mẹ thấy hổ sẽ lập tức lủi đi, gà mẹ nuôi con một mình khi gặp đại bàng sẽ nhanh chóng giương cánh để các con tìm chỗ nấp.
Loài vật là như vậy, mà con người chúng ta cũng không khác là bao. Dùng vài phút chiêm nghiệm, bạn sẽ nhận thấy bản năng bảo vệ con cái ở loài người còn mạnh mẽ hơn nhiều.
"Lấy trứng chọi đá" là điều ít xảy ra trong tự nhiên, bởi việc bảo vệ con cái là bản năng của hầu hết các loài động vật.
Khi đi ngang qua một đứa trẻ đang yêu đang tuổi tập đi, tập nói, khi bước ngang qua người lạ, đứa bé sẽ bất giác chậm lại, cẩn thận quan sát cho tới khi người đó rời đi.
Đó chính là bản năng "trứng gà" của đứa trẻ khi chúng phải đối mặt với "tảng đá" mang tên người lạ kia.
Câu chuyện của một giáo viên tâm lý dưới đây cũng là ví dụ cho bản năng "tránh đá" của những người ở vào thế "trứng gà".
Cô kể rằng, cậu bé cô từng dạy là học viên của một lớp giáo dục đặc biệt. Cậu rất khỏe mạnh, nhưng lại ít khi chịu nghe lời cô giáo.
Cậu bé ấy thường có thói quen quệt nước mũi ra bàn, đẩy ngã bạn học, hất bát cơm xuống đất… làm khổ biết bao bạn bè và thầy cô trong lớp.
Nhưng đến khi gặp được người giáo viên ấy, cậu bé ban đầu định giở thói cũ, cho tới khi bị cô giáo dùng biện pháp mạnh, túm chặt cổ tay lại, cậu mới ý thức được mình là "trứng gà", mà "lấy trứng chọi đá" lại là điều không thể.
Từ đó về sau, chỉ cần cô giáo có mặt ở đó, cậu bé ấy dù bực tức tới đâu, ngỗ ngược tới đâu cũng chỉ có thể nhẫn nhịn, ngoan ngoãn tuân thủ kỷ luật, không dám ương bướng.
"Lấy trứng chọi vỡ đá": Cuộc sống luôn tồn tại kỳ tích!
Theo bản năng, trứng gà chẳng bao giờ dám đối chọi với tảng đá. Nhưng liệu rằng, "lấy trứng chọi đá" là việc không bao giờ xảy ra chăng?
Điều này khó có thể khẳng định chắc chắn.
Cách đây không lâu, cộng đồng mạng từng chia sẻ rầm rộ thước phim quay lại màn "đấu tay đôi" giữa một con chim giẻ cùi và một con rắn Boiga Kraepelini.
Kích thước của hai con vật vốn đã quá chênh lệch, chẳng khác nào "lấy trứng chọi đá". Nhưng chú chim giẻ cùi trong đoạn phim ấy vẫn không hề sợ hãi, liên tục chiến đấu hăng hái trước kẻ thù to lớn, độc địa.
Con rắn Boiga Kraepelini thấy mình không thể làm được gì, liền tìm cách chạy trốn. Vậy mà chú chim nhỏ chẳng buông tha cho nó, liên tục tấn công và mổ vào đầu con rắn cho đến khi kẻ thù tử trận.
Người quay phim thấy màn đấu quyết liệt đến kỳ lạ ấy, không giấu nổi tò mò mà mổ bụng con rắn đã chết. Không ngờ, bên trong bụng kẻ chiến bại lại có xác của một con Giẻ cùi non còn chưa tiêu hóa hết.
Vậy ra, vì báo thù cho con của mình, chú chim giẻ cùi nhỏ bé kia mới liều mạng "lấy trứng chọi đá".
Câu chuyện về cuộc đấu của chim giẻ cùi và rắn độc chính là minh chứng sống cho kỳ tích "lấy trứng chọi vỡ đá".
Câu chuyện cho chúng ta thấy một sự thật rằng, khi đã nổi giận, thì cho dù là "trứng gà" cũng có dũng khí chọi với đá, thậm chí là chọi vỡ đá.
Vì vậy, sống ở trên đời, điều cần học nhất chính là sự khiêm tốn, biết mình, biết ta. Bởi trong thời đại "súng ống" này, hôm nay làm đại ca xã hội đen, hôm sau lại có thể xuống mồ vì trúng một phát đạn của kẻ "túng quẫn làm liều".
Dùng đá chọi vỡ trứng: Kỳ thực chẳng có gì để tự hào!
Theo phản xạ bản năng, trứng gà nào dám đấu chọi với đá. Nhưng đối với những người đã thụ hưởng giáo dục thì đó lại là chuyện hoàn toàn khác.
Trong lịch sử Trung Quốc, những bậc bề tôi dám khuyên ngăn, thậm chí mắng chửi kẻ có quyền, răn dạy Hoàng đế có thể nói là nhiều vô số kể.
Năm xưa, Yên vương Chu Đệ năm xưa nhờ việc cướp ngôi cháu ruột thành công mà lên làm Hoàng đế, sử cũ gọi là Minh Thành Tổ. Khi đã an vị trên ngai vàng, Chu Đệ đã cho mời danh sĩ được trọng vọng bậc nhất thời bấy giờ là Phương Hiếu Nhụ vào cung.
Bấy giờ, Minh Thành Tổ nói:
"Trẫm lên ngôi Hoàng đế, công văn chiếu cáo người trong thiên hạ, nhất định phải do tiên sinh viết".
Phương Hiếu Nhụ nghe vậy, liền nhận bút, thẳng tay viết 4 chữ "Yên tặc soái vị" (giặc Yên cướp ngôi), rồi vứt bút mà lớn tiếng mắng chửi.
Minh Thành Tổ vội can ngăn ông mà nói:
"Nhà ngươi không sợ chết hay sao?"
Phương Hiếu Nhụ lại tiếp tục mắng:
"Có chết ta cũng không thay ngươi viết chiếu thư".
Minh Thành Tổ tiếp tục uy hiếp:
"Ngươi không sợ trẫm xử ngươi tội tru di cửu tộc?"
Phương Hiếu Nhụ đáp:
"Dẫu giết hết mười họ, ta cũng không viết!"
Minh Thành Tổ nổi giận, sai người phanh thây danh sĩ họ Phương rồi tru di mười họ, đúng như lời thách thức của Phương Hiếu Nhụ khi còn sống.
Lịch sử Trung Hoa ghi nhận không ít những bán án đẫm máu của các danh thần, danh sĩ dám đứng lên bảo vệ lẽ phải, nhưng lại bị sát hại bởi quyền lực của kẻ thống trị. Vậy nhưng, phía sau những bản án ấy, tên tuổi của họ lưu danh mãi muôn đời, còn kẻ tàn ác lại bị thiên hạ nhiều đời cười chê. Tranh minh họa.
Câu chuyện lịch sử mấy trăm năm về trước khiến ta không khỏi nhớ lại giai thoại về Muhammad Ali cách đấy 40 năm.
Bấy giờ, Ali đã trở thành nhà vô địch quyền Anh thế giới. Mỗi lần có đối thủ thách đấu, anh đều trả lời trên truyền hình:
"Trận đấu ngày mai, tôi chỉ cần dùng một đấm là có thể đánh bại đối thủ".
Mỗi lần nghĩ tới sự tự kiêu của Ali năm ấy, nhiều người không khỏi chê cười:
"Anh đánh một quyền mà người ta đã thua, thì có gì đáng để kiêu ngạo cơ chứ!"
Bởi vậy, việc lấy đá chọi trứng, nào phải điều gì đáng để khoe khoang?
Nếu như bản thân yếu, đối thủ mạnh, lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều mà mang về phần thắng, cũng giống như lấy trứng chọi đá, thậm chí chọi vỡ đá, đó mới là điều đáng khâm phục.