Lão nông đào được 'con lợn' quý, có người đòi trả giá cả căn nhà để đổi lấy nhưng ông không chịu - Đây là thứ gì?

Nguyễn Hòe |

Tên bán đồ cổ nói với ông Chu Quế Vũ: “Nếu ông cho tôi con lợn này, tôi sẽ trả hết tiền xây nhà mới cho ông.” Thấy bất thường, người nông dân không do dự mà báo ngay lên chính quyền.

Đối với người Trung Quốc, lợn là một giống loài quan trọng. Giới khảo cổ có dữ liệu chứng minh rằng xương lợn được khai quật sớm nhất từ 5000 năm trước Công nguyên thuộc ​​thời kỳ đồ đá mới Hà Mỗ Độ, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. 

Trong văn giáp cốt cũng có ghi chép về việc nuôi lợn trong thời nhà Thương rằng: "Trận thỉ vu thất, hợp nha nhi tự" tức: Nuôi lợn trong nhà để làm lễ vật thờ cúng. Trong văn tự Hán ngữ, chữ "lợn" cổ kết hợp với từ “mái nhà” sẽ thành chữ “nhà”. Người Trung Quốc cổ đại cho rằng một gia đình chỉ có thể được coi trọn vẹn nếu trong nhà nuôi một con lợn.

Lão nông đào được con lợn quý, có người đòi trả giá cả căn nhà để đổi lấy nhưng ông không chịu -  Đây là thứ gì? - Ảnh 1.

Chiết tự Trung Quốc biểu thị rằng, dưới mỗi mái nhà phải có ít nhất một con lợn mới được coi là trọn vẹn. Ảnh: Sohu

Vị trí của loài lợn quan trọng đến nỗi các chuyên gia lịch sử đã tập trung đào sâu nghiên cứu xem rốt cuộc ngoài những ghi chép sử sách thì có bằng chứng khảo cổ nào cho thấy hình ảnh loài lợn ở thời điểm ấy không?

Câu hỏi trên vẫn là một ẩn số cho đến sự kiện đầu mùa xuân năm 1981, người nông dân tên Chu Quế Vũ cùng gia đình ở thôn Quế Hoa, xã Cửu Hoa, huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam trong khi động thổ để xây nhà đã đào phải một vật bằng đồng. 

Ban đầu, anh nghĩ đó là một tảng đá lớn nhưng khi càng đào sâu xuống, vật thể hiện ra lại là một con lợn bằng đồng gỉ màu đen sẫm. Mọi người nhìn nhau sững sờ sau đó đã lập tức gọi người có kinh nghiệm đến xem xét.

Lão nông đào được con lợn quý, có người đòi trả giá cả căn nhà để đổi lấy nhưng ông không chịu -  Đây là thứ gì? - Ảnh 2.

Thiết kế đột phá cùng hoa văn tinh xảo của chú lợn đồng đã khiến giới khảo cổ tò mò và càng đi sâu tìm hiểu văn hoá di tích này. Ảnh: Sohu

Chu Quế Vũ hỏi người chuyên bán đồ cổ: "Ông chủ, bảo bối này trị giá bao nhiêu?"

Tên bán đồ cổ suy nghĩ một hồi rồi nói: "Chà, không phải gia đình ông đang xây nhà mới sao? Nếu ông cho tôi bảo vật này, tôi sẽ trang trải toàn bộ chi phí xây nhà mới cho ông".

Nghe thấy yêu cầu bất thường, cha con lão Chu cho rằng đây không phải thứ bình thường mà hẳn là một di tích văn hóa, họ không dám làm càn và quyết định mang ngay lên chính quyền để thẩm định.

Chuyên gia vào cuộc

Kết quả khảo cổ cho thấy, con lợn đồng quý này nặng những hơn 30kg, phần trong rỗng với thể tích 13 lít, trên toàn bộ bề mặt lợn đồng được chạm khắc nhiều hoa văn tinh xảo. Trên thân lợn có nhiều lỗ nhỏ, theo các chuyên gia, những lỗ này để cắm ống hút vào uống trong những nghi lễ cổ xưa.

Vì rất được trọng vọng nên lợn thường được dùng làm vật tế thần, dân trăm họ mong mỏi gửi gắm ước vọng về sự sống ngày càng sung túc, khấm khá hơn thông qua vật tế linh thiêng này.

Lão nông đào được con lợn quý, có người đòi trả giá cả căn nhà để đổi lấy nhưng ông không chịu -  Đây là thứ gì? - Ảnh 4.

Sau này, gia đình Chu Quế Vũ đã được khen thưởng vì hành động trượng nghĩa, hiện báu vật lợn đồng vẫn đang được trưng bày uy nghiêm trong viện bảo tàng. Ảnh: Sohu

Về ngoại hình, con lợn đồng này có thân cứng cáp, miệng lộ răng nanh, hai mắt lồi hướng phía trước trông sống động như thật. Ở phía trước và sau của khuỷu chân trước còn có lỗ để dòng ống hút, thông qua bụng và trực tiếp dẫn đến khuỷu chân sau. 

Với nhà Thương thời bấy giờ, thiết kế này đã là bước đột phá của người dân lao động khiến giới khảo cổ vô cùng kinh ngạc.

Trên thực tế, báu vật lợn bằng đồng này chứa đựng giá trị nghiên cứu vô cùng cao. Thông qua nó, giới khảo cổ có thể phân tích sâu hơn vị trí của loài lợn trong đời sống của người dân thời Thương có thật sự như trong sử sách ghi chép hay không. Từ đó mở ra đề tài rộng hơn: Tìm hiểu về đời sống và phương thức sản xuất của người dân thời bấy giờ.

Đây được coi là báu vật quốc gia mang tầm cỡ thế giới. Các chuyên gia sau khi nghiên cứu cũng lập tức giao ngay cho nhà nước để bảo vệ tốt hơn.

Bài viết tham khảo từ Sohu


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại