Trong Thiên long bát bộ, Lăng ba vi bộ được nhà văn Kim Dung mô tả như một loại võ công thượng thừa. Cái tên Lăng ba vi bộ được trích ra từ câu thơ trong bài "Lạc thần phú" của Tào Thực (thời Tam Quốc) là "Thể tấn phi băng, phiêu hốt nhược thần, lăng ba vi bộ, la miệt sinh trần". Lăng ba vi bộ là môn khinh công độc môn của Tiêu Dao phái.
Môn khinh công độc môn của Tiêu Dao phái
Bộ môn khinh công này do Tiêu Dao Tử sáng tạo ra. Ông đã truyền lại cho đệ tử của mình là Vô Nhai Tử. Sau này, Vô Nhai Tử lấy Lý Thu Thủy và đến Vô Lượng sơn động ẩn cư, ông đã để lại bộ bí kíp này khi rời khỏi nơi này. Vô Nhai Tử đã giấu 2 bí kíp Bắc minh thần công và Lăng ba vi bộ vào trong 1 tấm bồ đoàn được đặt trước bức tượng ngọc bích mà mình đã tạc.
Bí kíp Lăng ba vi bộ được Đoàn Dự tìm thấy trong Vô Lượng sơn động khi chàng ta bị rơi xuống đây. Kỳ thực, Lăng ba vi bộ không phải là một công phu riêng mà là một thức nằm ở trang cuối trong bộ bí tịch Bắc minh thần công. Thông thường, sau khi luyện thành Bắc minh thần công, người học sẽ tập luyện tới Lăng ba vi bộ.
Lăng ba vi bộ là môn khinh công do Tiêu Dao Tử sáng tạo ra. (Ảnh: Baidu)
Lăng ba vi bộ là bộ pháp dựa vào phương vị 64 quẻ của Kinh dịch mà tạo thành. Khi gặp đối thủ, người luyện sẽ dựa vào bộ pháp này để khiến cho mình không bị đánh trúng. Sở dĩ, Lăng ba vi bộ có thể giúp người luyện như vậy là bởi Kinh dịch vốn biến ảo không lường nên bộ khinh công này cũng bách biến đa dạng, một khi đã thi triển thì kẻ địch khó lòng nắm bắt. Vì thế, Đoàn Dự dù võ công kém nhưng khi gặp nguy hiểm vẫn có thể thoát nạn nhờ Lăng ba vi bộ.
Ngoài ra, trong Thiên long bát bộ cũng ghi rằng, sau khi đi 1 vòng bằng Lăng ba vi bộ, nội lực của người luyện sẽ được gia tăng. Nếu người học tập luyện lâu dài còn có thể trở thành 1 cao thủ võ lâm. Điều này đã khiến Lăng ba vi bộ trong mắt người hâm mộ trở thành một môn võ thần thánh.
Tuy nhiên, theo trang tin Sohu, nếu suy xét kỹ thì nội dung của Thiên long bát bộ đã đánh giá quá cao môn võ Lăng ba vi bộ. Sự thực thì đây chỉ là một bộ môn rất tầm thường, thậm chí có nhiều sơ hở khiến kẻ địch dễ dàng hạ gục người dùng nó. Hãy cùng theo dõi qua 2 đặc điểm này của Lăng ba vi bộ.
Lăng ba vi bộ có thực sự thượng thừa?
Thứ nhất, Lăng ba vi bộ có thể giúp người sử dụng tránh né được sự tấn công ở nhiều hướng. Thế nhưng đối với những tuyệt kỹ như Hàng long thập bát chưởng, Nhất dương chỉ, Lục mạch thần kiếm hay võ công của Thiếu Lâm phái thì nó hoàn toàn chẳng có tác dụng gì.
Nguyên nhân là bởi Tiêu Dao phái chưa thu thập được các bí kíp như Hàng long thập bát chưởng hay Nhất dương chỉ. Ngoài ra, Lăng ba vi bộ vốn được sáng tạo ra dựa trên Kinh dịch, còn các môn võ công của Thiếu Lam phái vốn không dựa trên Kinh dịch. Hơn nữa, dù Lăng ba vi bộ là môn võ của Tiêu Dao phái nhưng Lý Thu Thủy và Thiên Sơn Đồng Lão không hề triển khai tuyệt kỹ này khi giao đấu. Từ đây có thể thấy Lăng ba vi bộ vốn không thực sự là môn võ công lợi hại.
Đoàn Dự đã dùng Lăng ba vi bộ để thoát khỏi nhiều lần bị truy đuổi. (Ảnh: Baidu)
Thứ hai là, tốc độ của Lăng ba vi bộ thực sự không hề nhanh. Bởi từng có lần Kiều Phong và Đoàn Dự đã từng tỷ thí cước lực (sức của đôi bàn chân). Ngay lúc tỷ thí đó, Đoàn Dự dù dùng Lăng ba vi bộ nhưng vẫn khó lòng vượt qua Kiều Phong.
Về nội lực thì Kiều Phong không thể vượt qua Đoàn Dự, bởi Đoàn Dự đã hút được nội công của rất nhiều cao thủ trên giang hồ, vì thế anh ta đã nói rằng nếu tiếp tục thi thì mình sẽ khó lòng vượt qua Đoàn Dự. Tuy nhiên, qua đây chúng ta cũng thể thấy, nếu Đoàn Dự không kết hợp với nội công thâm hậu có được nhờ Bắc minh thần công thì anh ta không thể thắng được Kiều Phong. Như vậy, tốc độ di chuyển của Lăng ba vi bộ cũng không phải là nhanh.
Qua 2 đặc điểm trên, Lăng ba vi bộ thực ra có thể nói là một bộ môn võ công tầm thường, thực sự thì nó đã được nhiều người đánh giá quá cao. Xét trên thực tế, Lăng ba vi bộ vừa nhiều kẽ hở lại không đạt được tốc độ nhanh nên xếp nó vào hàng võ công thượng thừa là chưa chuẩn. Điều này cũng đã chứng minh rằng vì sao mà Nhất Đăng đại sư (Đoàn Trí Hưng) trong tiểu thuyết "Thần điêu hiệp lữ" không hề biết môn võ công Lăng ba vi bộ dù ông là cháu nội đời sau của Đoàn Dự.
*Bài viết tổng hợp dựa trên các ý kiến chia sẻ quan điểm về những tiểu thuyết kiếm hiệp từ trang tin Sohu