Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra "lỗi tiếp xúc" lớn nhất trên Trái Đất

Nguyễn Hằng |

Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu xác nhận sự tồn tại của "lỗi tiếp xúc" và nó có quy mô lớn nhất Trái Đất, những hậu quả nó mang lại thực sự đáng lo ngại.

Theo các nhà khoa học cho biết, vực thẳm sâu hơn 7km mang tên Banda Detachment được phát hiện dưới biển Banda ở phía Indonesia. Rất nhiều hiện tượng tự nhiên xảy ra ở khu vực "tử thần" này, một nơi diễn ra khoảng 90% các trận động đất trên thế giới và có 75% núi lủa đang hoạt động.

Trong gần một thế kỷ, các nhà khoa học đã biết về Banda Detachment như là một vực thẳm sâu và nguy hiểm bậc nhất trên Trái Đất. Tuy nhiên, chưa ai có thể tìm ra được cách thức hình thành nên vực thẳm khủng khiếp này.

Để tiến hành điều tra, các nhà địa chất tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) và Đại học Royal Holloway ở London (Anh) đã phân tích bản đồ đáy biển khu vực Biển Banda ở Thái Bình Dương và nhận thấy lớp đá nền dưới đáy biển bị cắt bởi hàng trăm vách đá dốc đứng song song.

Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra lỗi tiếp xúc lớn nhất trên Trái Đất - Ảnh 1.

Nơi đây được coi là một trong những "thánh địa" núi lửa hoạt động mạnh nhất trên thế giới.

Điều này cho thấy chỉ ra rằng, một phần vỏ Trái Đất có diện tích lớn hơn cả nước Bỉ nhiều khả năng bị "xé nát" do một vết nứt lớn.

Nghiên cứu của các chuyên gia địa chất cho thấy, Banda Detachmenr được hình thành từ vết đứt gãy kéo dài và trải rộng trên diện tích hơn 60.000 km2 ở dưới đáy biển.

Giáo sư Gorden Lister ở ANU cho hay: "Chúng tôi đã thực hiện một cuộc tranh luận để tìm ra lời giải thích hợp lý cho sự tồn tại của dải đứt gãy Banda Detachment dựa trên dự liệu về độ sâu và hiểu biết về địa chất của khu vực".

Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra lỗi tiếp xúc lớn nhất trên Trái Đất - Ảnh 2.

Indonesia là một đất nước thường xuyên xảy ra động đất và sóng thần.

Khi các chuyên gia đi thuyền ra ra khu vực phía Đông Indonesia, thuộc Thái Bình Dương, họ đã xác định địa hình "nổi bật" trong nước đã được hình thành do lỗi đứt gãy từ Banda Detachment.

Theo Tiến sỹ Jonathan Pownall ở ANU nhận định: "Phát hiện này sẽ giúp giải thích về cơ chế hình thành nên một trong những vực thẳm sâu nhất thế giới".

"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy một vực thẳm sâu hơn 7 km sâu dưới biển Banda, ở phía đông Indonesia được thành lập do 1 lỗi tiếp xúc nhỏ, đó là sự mở rộng dọc theo vết nứt lớn nhất từng được ghi nhận trên lớp vỏ Trái Đất".

Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra lỗi tiếp xúc lớn nhất trên Trái Đất - Ảnh 3.

Nhiều trận sóng thần lớn và động đất lớn gây thiệt hại rất lớn cho con người và thiên nhiên.

Phát hiện này cũng có thể giúp các nhà địa chất học dự đoán sự chuyển động của một trong những vùng kiến tạo "năng động" nhất trên thế giới – khu vực vòng đai lửa bao quanh lòng chảo Thái Bình Dương, nơi nổi tiếng với những trận động đất và có tới khoảng 452 núi lửa, chiếm 75% tổng số núi lửa trên thế giới.

Theo Tiến sỹ Jonathan Pownall nhận định, việc hiểu biết về những khu vực đứt gãy lớn như Banda Detachment, nơi luôn có nguy cơ cao về các trận sóng thần và động đất lớn là điều kiện thuận lợi cơ bản để có thể đánh giá được đầy đủ và chính xác những hiểm họa tự nhiên do hoạt động kiến tạo trên lớp vỏ Trái Đất.

(Nguồn: Sciencealert)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại