Làm hoàng đế 41 năm, Lưu Thiện có thực sự vô năng? 3 chuyên gia lên tiếng phản đối

Minh Hằng |

Lưu Thiện, con trai Lưu Bị, thường được người đời đánh giá là vô năng. Tuy nhiên, có 3 chuyên gia nổi tiếng trong lịch sử đã lên tiếng bày tỏ quan điểm về vị Hậu chủ của Thục Hán.

Lưu Thiện là vị hoàng đế thứ hai và cũng là hoàng đế cuối cùng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Dù là con trai của Lưu Bị, vị hoàng đế nổi tiếng của Thục Hán, nhưng Lưu Thiện lại là vị hậu chủ gây nhiều tranh cãi cả trong chính sử và dã sử.

Chính việc không thể bảo vệ được cơ nghiệp của Thục Hán, cuối cùng chọn cách đầu hàng Tào Ngụy, khiến Lưu Thiện bị đánh giá là vô năng, dù làm hoàng đế tới 41 năm. Tuy nhiên, trong lịch sử có tới 3 người đưa ra nhận định về Lưu Thiện. Họ đều là những nhân tài, thậm chí có người là kỳ tài hiếm có trong thiên hạ.

Ba người này là những ai và họ đánh giá như thế nào về Lưu Thiện?

Thứ nhất, Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng là thừa tướng của Thục Hán, đồng thời cũng chính là người được Lưu Bị phó thác con trai và cơ nghiệp cho phò tá. Ông được đánh giá là một trong những mưu sĩ tài năng nhất trong Tam Quốc.

Gia Cát Lượng không đánh giá Lưu Thiện là vô năng, thay vào đó còn nhiều lần đưa đưa ra những lời bình luận, nhận xét tích cực ngay từ khi Lưu Thiện được chọn làm người thừa kế vương vị.

Theo Tam Quốc chí, trước khi qua đời, trong di chiếu gửi cho thái tử Lưu Thiện ở Thành Đô, Lưu Bị có nhắc đến nội dung sau:

"Nghe thừa tướng nói, ngươi có khí chất lớn, tiến bộ rất nhanh, vượt quá ước vọng của y..."

Gia Cát Lượng là người chính trực, không thích nịnh nọt nên việc ông đánh giá Lưu Thiện như trên đủ để thấy ông một lòng ủng hộ Lưu Thiện lên ngôi và vị Hậu chủ của Thục Hán không phải kẻ ngốc hay vô năng.

Làm hoàng đế 41 năm, Lưu Thiện có thực sự vô năng? 3 chuyên gia lên tiếng phản đối - Ảnh 2.

Gia Cát Lượng là trọng thần hết lòng phò tá Lưu Thiện và nhà Thục Hán.

Thực tế đã chứng minh nhận định của Gia Cát Lượng về Lưu Thiện cũng không phải là nói quá. Minh chứng là trong 41 năm làm hoàng đế, Lưu Thiện vẫn có thể lãnh đạo đất nước mà không xảy ra biến cố lớn, nhất là giai đoạn 30 năm sau khi Gia Cát Lượng qua đời (năm 234).

Lưu Thiện làm hoàng đế trị vì Thục Hán có thể chia thành hai giai đoạn. Vào giai đoạn đầu, Lưu Thiện nhận được sự phò tá đắc lực của Gia Cát Lượng. Trong giai đoạn này, tình hình chính trị và kinh tế ở Thục Hán cơ bản ổn định.

Khi bắt đầu lên ngôi vào năm 223, Lưu Thiện đã để Gia Cát Lượng nắm đại quyền về cả chính trị và quân sự của Thục Hán trong hơn 10 năm. Nhờ vậy, kinh tế của Thục Hán đã nhanh chóng phục hồi và phát triển, đặt nền tảng quan trọng cho cuộc viễn chinh phương nam và chiến dịch Bắc phạt.

Làm hoàng đế 41 năm, Lưu Thiện có thực sự vô năng? 3 chuyên gia lên tiếng phản đối - Ảnh 4.

Lưu Thiện từng được Gia Cát Lượng đánh giá tích cực.

Về vấn đề trọng dụng người, Lưu Thiện cũng được đánh giá là có thể nghe theo những lời khuyên hữu ích về trọng dụng nhân tài. Năm 227, trước khi bước vào chiến dịch Bắc phạt, Gia Cát Lượng đã viết Xuất sư biểu, trong đó có khuyên nhủ Lưu Thiện nên "gần gũi với hiền thần mà xa lánh lũ tiểu nhân".

Ngoài ra, Gia Cát Lượng cũng tiến cử cho Lưu Thiện một nhóm các quan lại có cả tài năng và đạo đức như Tưởng Uyển, Phí Y, Vương Bình...

Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, theo gợi ý của thừa tướng, Lưu Thiện đã trọng dụng và giao trọng trách cho Tưởng Uyển và Phí Y. Hai vị đại thần này tiếp tục thực hiện các chính sách, biện pháp và đường lối của Gia Cát Lượng trong việc trị vì Thục Hán. Chính nhờ vậy, Thục Hán vẫn có thể duy trì sự ổn định cả về mặt xã hội và kinh tế trong nhiều năm.

Dù trong giai đoạn đầu, dấu ấn của Lưu Thiện trong việc trị quốc khá mờ nhạt, nhưng việc thuận theo Gia Cát Lượng cũng cho thấy vị Hậu chủ của Thục Hán không hề ngốc nghếch.

Thứ hai, sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện lên nắm quyền và nhận được sự phò tá của các đại thần như Tưởng Uyển, Phí Y. Đặc biệt, chủ trương chăm lo đời sống cho nhân dân, đồng thời khai khẩn ruộng đất của Lưu Thiện cũng giúp giảm bớt những gánh nặng cho người dân lúc bấy giờ.

Đáng tiếc, về sau Lưu Thiện lại tin dùng hoạn quan Hoàng Hạo, gây ra hỗn loạn trong triều, cuối cùng dẫn tới Thục Hán bị diệt vong.

Thứ hai, Trần Thọ

Trần Thọ ban đầu làm quan cho nhà Thục Hán, sau làm quan thời nhà Tấn, đồng thời ông chính là tác giả của Tam Quốc chí. Sử gia Trần Thọ nhận định, Lưu Thiện là một vị hoàng đế thiếu kiên định, không hề có chủ kiến, dễ bị thay đổi bởi ngoại cảnh, có thể noi theo và học hỏi người tốt.

Có vẻ như sử gia Trần Thọ không đánh giá cao Lưu Thiện, khác hẳn so với nhận định của Gia Cát Lượng.

Đặc biệt, khi già, Lưu Thiện lại mắc phải sai lầm lớn khi tin dùng hoạn quan, khiến chính sự hỗn loạn, và cuối cùng là kết cục tự nguyện đầu hàng nhà Tào Ngụy.

Làm hoàng đế 41 năm, Lưu Thiện có thực sự vô năng? 3 chuyên gia lên tiếng phản đối - Ảnh 6.

Lưu Thiện mắc sai lầm khi tin dùng hoạn quan Hoàng Hạo.

Thứ ba, Lý Mật

Lý Mật là một vị quan của Thục Hán và sau là nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Ông chính là tác giả của Trần tình biểu, tác phẩm văn trữ tình được đánh giá rất cao trong lịch sử.

Về việc biết cách sử dụng nhân tài, Lý Mật cho rằng Hậu chủ Lưu Thiện có thể sánh với Tề Hoàn Công, vị quân chủ thứ 16 của nước Tề, chư hầu của nhà Chu. Tề Hoàn Công có 42 năm trị vì (từ năm 685 TCN – 643 TCN), đồng thời chính là vị quân chủ được xưng bá đầu tiên trong thời Xuân Thu. Rõ ràng Lý Mật không nghĩ rằng Lưu Thiện vô năng như đánh giá của người đời.

Trên thực tế, trong 41 năm làm hoàng đế, Lưu Thiện chỉ thực sự tự mình nắm quyền sau khi đại thần Phí Y qua đời. Tuy nhiên, Lưu Thiện đã mắc phải sai lầm lớn dẫn tới sự diệt vong của Thục Hán.

Sau khi đầu hàng, Lưu Thiện chuyển tới Lạc Dương, kinh thành của Tào Ngụy. Nhờ câu nói ngô nghê "Ở đây vui, không nhớ tới đất Thục" đã giúp Lưu Thiện thoát chết và dẹp bỏ sự nghi ngờ của Tư Mã Viêm, khi đó đang là quyền thần của Tào Ngụy. 

Có thể nói biểu hiện trên cho thấy Lưu Thiện không hề vô năng, thay vào đó chỉ là cố tình giả ngốc mà thôi. Đây cũng có thể là một cách để có thể tự bảo vệ của Lưu Thiện, trong bối cảnh Thục Hán đã diệt vong.

Tóm lại, Lưu Thiện có thể không phải là một người khôn ngoan, nhưng cũng không hề là một nhân vật tầm thường, vô năng. Trên thực tế cũng có ít nhất ba người nổi tiếng đưa ra nhận định về vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thục Hán.

Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Baidu, 163

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại