Làm con cả hiếu thuận hơn nửa đời nhưng U60 cắt đứt quan hệ với gia đình vì nỗi khổ khó nói

Kim Linh |

Người đàn ông Trung Quốc quyết định chặn mọi liên lạc của bố mẹ và các em trai vì nhận ra dù bản thân tốt thế nào cũng không nhận được sự công nhận.

Bài viết của tác giả họ Châu trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc)

Trách nhiệm gánh vác của anh cả

Là anh cả trong một gia đình 3 con, ngay từ nhỏ tôi đã nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân khi cùng bố mẹ chăm sóc các em mình. Khi bạn bè đồng trang lứa chỉ cần đi học rồi về đi chơi thì tôi đã biết làm ruộng, chăn trâu, phụ giúp việc nhà. Hết cấp 3, tôi không có cơ hội vào đại học vì hoàn cảnh gia đình, chỉ có thể đi làm luôn để có tiền cho em út tiếp tục đi học.

Làm con cả hiếu thuận hơn nửa đời nhưng U60 cắt đứt quan hệ với gia đình vì nỗi khổ khó nói- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Sau đó tôi trở thành tài xế xe tải, tất cả số tiền kiếm được đều đưa cho bố mẹ. Mẹ thường kể với người ngoài rằng bố rất ưu ái con cả nên tôi mới được suất học tài xế trong khi thực tế là vì em thứ không đạt yêu cầu, tiền học không thể hoàn trả nên mới “đến lượt” tôi. Trong mắt bố mẹ, các em luôn là những đứa trẻ nên khi đến tuổi trưởng thành dù chúng nhàn rỗi không đi làm cũng không sao, còn tôi là con cả nên phải có trọng trách gánh vác gia đình lo cho các em.

Tiền lương tôi vất vả kiếm được bố mẹ đưa cho 2 em tiêu xài không nghĩ ngợi. Vậy nên sau khi kết hôn, tôi quyết định xây nhà ở thị trấn thay vì gần bố mẹ, bất chấp sự phản đối từ gia đình. Bố mẹ cho tôi một ít tiền nhưng thường xuyên lấy cớ đó lên thăm vợ chồng tôi, sau đó kéo cả các em lên ở cùng, tiền sinh hoạt đều do vợ chồng tôi chi trả. Một thời gian sau, tôi và vợ buộc phải dọn ra ở thuê nơi khác, tặng luôn căn nhà cho bố mẹ để tách khỏi gia đình.

Làm con cả hiếu thuận hơn nửa đời nhưng U60 cắt đứt quan hệ với gia đình vì nỗi khổ khó nói- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Cắt đứt liên lạc với gia đình sau nhiều sóng gió

Tôi hợp tác với một người bạn mở tiệm sửa xe ở Quảng Đông (Trung Quốc), ít khi về thăm quê cũ. Gần đây, bố mẹ gọi điện nói rằng tôi kinh doanh có tiền thì nên cho các em tiền xây nhà. Hai em trai đều đã có gia đình nhưng vẫn sống chung với bố mẹ nên rất bất tiện, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã.

Lần này tôi thẳng thừng từ chối: “Căn nhà cũ con đã tặng bố mẹ, nếu các em muốn xây nhà thì chúng phải tự tìm cách”. Bố rất tức giận, mắng tôi điều kiện kinh tế tốt hơn liền quên đi gia đình, không hiếu thuận với bố mẹ và chăm sóc tốt các em.

Làm con cả hiếu thuận hơn nửa đời nhưng U60 cắt đứt quan hệ với gia đình vì nỗi khổ khó nói- Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Trong khi thực tế là khi em thứ nợ nần, tôi là người đứng ra trả nợ 100.000 NDT cho em. Con của em út vào đại học, vợ chồng tôi giúp đỡ cả về chi phí sinh hoạt lẫn tiền học mà chưa từng nhận một lời cảm ơn. Thời điểm bố bị đột quỵ, tôi cũng gác lại công việc để về chăm sóc, trả tiền thuốc men và đưa bố đi khám định kỳ.

Thấy tôi cứng rắn không cho các em tiền, vài ngày sau bố liền “mềm giọng” nói rằng cho em thứ vay, có giấy nợ và sẽ trả đúng hạn. Em thứ nghề nghiệp không ổn định, có cho vay cũng khó đòi lại nên tôi chỉ giải thích bản thân không có tiền rồi cúp máy. Sự thật là thời điểm này công việc kinh doanh của tôi không tốt, hàng tháng phải trả tiền thế chấp mua nhà nên càng không dư dả cho người nhà vay.

Liên tục một tuần tiếp theo, tôi nhận được vô số cuộc gọi từ gia đình. Có lẽ người trong gia đình luôn nghĩ giúp đỡ các em là việc đương nhiên một người anh cả phải làm, vậy nên khi tôi khước từ yêu cầu, họ liền quay ra trách móc tôi không tốt. Cuối cùng tôi quyết định chặn và xóa mọi thông tin liên lạc của bố mẹ và các em, coi như cắt đứt quan hệ sau nhiều năm mệt mỏi. Đến tuổi U60, đã đến lúc tôi nghĩ cho bản thân thay vì để cả gia đình dựa dẫm vào mình mà chẳng nhận được sự công nhận nào.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại