Lại Văn Sâm xúc động bật khóc, kể về kỷ niệm với nhạc sĩ Văn Cao

Long Phạm |

"Lúc tôi đến, nhạc sĩ Văn Cao ép tôi uống một chén rượu, dù ông đã yếu lắm rồi. Sau đó, chúng tôi ngồi nói chuyện" – MC Lại Văn Sâm chia sẻ.

Tối qua (18/1), tập 4 chương trình Kí ức vui vẻ đã lên sóng, với nhiều tiết mục hấp dẫn và xúc động. Đây là chương trình đặc biệt, được tổ chức để tôn vinh những nhân vật và sự kiện nổi bật, mang tính biểu tượng của những thập niên trước.

Tham gia chương trình tuần này có người mẫu Thúy Ngân, ca sĩ Long Nhật, Chí Thiện, nhà giáo ưu tú Mạnh Dung.

Chương trình tuần này đã dành hẳn một thời lượng dài để gợi nhắc về những kí ức đầy tự hào trong những ngày giải phóng năm 1975. MC Lại Văn Sâm giới thiệu:

"Thập niên 70 là thập niên chứng kiến nhiều biến động của đất nước. Khi đó, lần đầu tiên Việt Nam được thống nhất. Tết năm đó, lần đầu tiên người dân Nam Bắc được xum họp. Nhắc tới năm đó, biết bao kỉ niệm bỗng ùa về".

Lại Văn Sâm lần đầu bật khóc: Lúc tôi đến, nhạc sĩ Văn Cao ép tôi uống rượu - Ảnh 1.

Nhà giáo ưu tú Mạnh Dung xúc động chia sẻ: "Đây là kỉ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi. Năm 1975 là ngày đất nước hoàn toàn thống nhất đất nước. Tiếng súng im bặt, chỉ còn lại trong chúng ta nụ cười, niềm vui.

Đó là năm đầu tiên tôi được vào Sài Gòn, rồi sau đó là vào miền Tây. Biết bao kỉ niệm ấy đều được lưu lại cho đến bây giờ".

MC Thanh Bạch lại có những kỉ niệm khá thú vị về năm 1975. Anh nói: "Hồi đó, tôi vừa học xong lớp 10 nên đang băn khoăn phải chọn xem nên thi ban văn hay ban toán.

Cả nhà tôi, đặc biệt là bố tôi đều nói tôi nên học kĩ thuật, vì bố tôi là kĩ sư thì tôi theo nghề kĩ thuật là đúng rồi. Nhưng tới năm 1975, tôi có động lực để nói với bố rằng, bố cho con chọn cái gì con thích được không.

Lại Văn Sâm lần đầu bật khóc: Lúc tôi đến, nhạc sĩ Văn Cao ép tôi uống rượu - Ảnh 3.

Bố tôi lập tức đồng ý, nói tùy con. Thế là tôi liền chọn sang học văn học nghệ thuật và đi theo con đường nghệ thuật sân khấu, để có được Thanh Bạch bây giờ

Sau năm 1975 được thống nhất, các đoàn văn công có các chương trình phục vụ bà con. Người xướng ngôn viên trước lúc dẫn bao giờ cũng phải nói: Hòa bình rồi ai mà không ca không hát…".

Ca sĩ Long Nhật bồi hồi nhớ lại: "Hồi đó em còn sinh hoạt ở nhà văn hóa thiếu nhi Huế và được tập một bài thơ, sau này được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc. Đó là:

Nắng đã lên rồi ơi cơn nắng tháng ba. Nắng ngả lưng trời. Nắng ấm Tràng Tiền… Huế đẹp Huế yêu cách biệt đã lâu. Đường phố dậy vang ngàn lời ca giải phóng. Huế của ta ôi Huế đẹp lạ lùng".

Lại Văn Sâm lần đầu bật khóc: Lúc tôi đến, nhạc sĩ Văn Cao ép tôi uống rượu - Ảnh 4.

Sau khi các khách mời chia sẻ xong những kỉ niệm về 1975, bài hát Mùa xuân đầu tiên của nhạc sĩ Văn Cao đã được vang lên đầy tự hào, hạnh phúc, đúng không khí đón Tết. Cùng với nó là hình ảnh hiếm hoi về vị nhạc sĩ huyền thoại cũng được chiếu trên màn hình.

Lại Văn Sâm lần đầu bật khóc: Lúc tôi đến, nhạc sĩ Văn Cao ép tôi uống rượu - Ảnh 5.

Chứng kiến hình ảnh này, MC Lại Văn Sâm đã bật khóc và nói: "Mỗi lần nghe bài hát này, tôi cảm thấy vô cùng xúc động và nhớ nhạc sĩ Văn Cao.

Đã có một lần tôi gặp ông ở chính nhà của ông tại gác hai số 108 phố Yết Kiêu. Khi đó, tôi đang làm một phóng sự cho một chương trình truyền hình.

Lúc tôi đến, nhạc sĩ Văn Cao ép tôi uống một chén rượu, dù ông đã yếu lắm rồi. Sau đó, chúng tôi ngồi nói chuyện.

Nhạc sĩ nói rằng, có điều rất kì lạ là, nếu bản Tiến quân ca ông sáng tác như điều dự báo về chiến thắng của một dân tộc thì bài Mùa xuân đầu tiên lại viết sau dịp thống nhất đất nước được một năm.

Lại Văn Sâm lần đầu bật khóc: Lúc tôi đến, nhạc sĩ Văn Cao ép tôi uống rượu - Ảnh 6.

Con trai của nhạc sĩ Văn Cao là họa sĩ Văn Thao có nói với chúng tôi rằng, cha anh đã tuyên bố gác bút từ lâu nên hầu như không thấy sáng tác nữa.

Nhưng trong một buổi chiều đi về, tự nhiên anh nghe thấy tiếng đàn dương cầm vang lên trong căn phòng nhỏ. Anh nghe hay quá nên mới hỏi, thì nhạc sĩ Văn Cao trả lời rất đơn giản rằng: Bố sáng tác bài này để mừng ngày thống nhất.

Lại Văn Sâm lần đầu bật khóc: Lúc tôi đến, nhạc sĩ Văn Cao ép tôi uống rượu - Ảnh 7.

Hóa ra, tình cảm của con người được nung nấu và bung ra mạnh mẽ nhất khi động đến tình yêu nước trong họ.

Mỗi lần tôi nghe bài hát này, da gà bỗng nổi lên. Mọi cảm xúc bỗng ập về, cả nỗi nhớ về Văn Cao và nỗi nhớ về thập niên 70".

Trước chia sẻ của Lại Văn Sâm, các khách mời ngồi dưới đều rưng rung nước mắt. Đây cũng là lần hiếm hoi Lại Văn Sâm bật khóc trên truyền hình.

Lại Văn Sâm lần đầu bật khóc: Lúc tôi đến, nhạc sĩ Văn Cao ép tôi uống rượu - Ảnh 8.

MC Thanh Bạch nói thêm: "Ngày đó, tôi đi từ miền Nam, còn con gái của nhạc sĩ Văn Cao là Hương Hương lại từ miền Bắc đi sang, chúng tôi gặp nhau tại Moscow.

Lúc sang đó, chúng tôi thấy đài phát thanh Liên Xô có phát lại bài Mùa xuân đầu tiên và trả nhuận bút 100 rúp cho nhạc sĩ Văn Cao.

Nhạc sĩ Văn Cao không lấy mà nhường lại cho con gái mình. Đó là kỉ niệm xúc động về cố nhạc sĩ với con gái".

Lại Văn Sâm lần đầu bật khóc: Lúc tôi đến, nhạc sĩ Văn Cao ép tôi uống rượu - Ảnh 9.

Văn Cao được biết đến như một nhạc sĩ huyền thoại của Việt Nam, nằm trong bộ ba Văn Cao – Phạm Duy – Trịnh Công Sơn. Ông nổi tiếng với những ca khúc mang tính tiên cảnh, thoát tục và giai điệu lung linh, tráng lệ.

Nhiều ý kiến chuyên môn còn cho rằng, nhạc Văn Cao đạt tới sự hoàn hảo và bác học nhất, hơn cả Phạm Duy và Trịnh Công Sơn.

Bởi vậy, khán giả rất xúc động khi lâu lắm rồi mới thấy hình ảnh nhạc sĩ Văn Cao xuất hiện trở lại trên sóng truyền hình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại