Ký ức của nữ học viên lớp báo chí cách mạng đầu tiên

Nguyễn Tài Tiến |

66 năm về trước, lớp báo chí kháng chiến đầu tiên của Việt Nam với tên lớp báo chí Huỳnh Thúc Kháng, vỏn vẹn 43 học viên. Cô gái trẻ Lý Thị Trung khi ấy là một trong ba cô gái hiếm hoi được lựa chọn tham gia lớp học.

Ngồi trên chiếc bàn quen thuộc trong căn phòng làm việc tại phố Hoàng Cầu, bà Lý Thị Trung dở từng trang sách kể lại cho chúng tôi về một thời khó khăn, nghèo khổ nhưng chính cái chật vật ấy càng nung nấu tình yêu viết báo trong lòng cô gái trẻ 19 tuổi ngày nào.

Bà Lý Thị Trung tên thật là Nguyễn Thị Minh Ngọ, sinh năm 1930, trưởng thành trong gia đình trí thức khá giả.

Bén duyên với con đường viết lách từ nhỏ nên bà luôn ý thức được tầm quan trọng của sự nghiệp viết lách trong cuộc đời mình.

Chuyện là từ khi mới biết đọc bà thấy tờ báo từ nhỏ của bố nên cầm lên ngắm nghía nhưng cầm ngược nên bị cả gia đình trêu suốt một thời gian. Sau lần đó, mỗi lần cầm tờ báo lên bà thường chú ý để không cầm ngược tờ báo.

Thừa hưởng tính độc lập từ cha cùng sự quyết tâm của bản thân, cô gái trẻ Lý Thị Trung nhanh chóng tham gia vào Ban Tuyên huấn Tỉnh hội Phụ nữ Hưng Yên.

Biết bản chất con từ nhỏ đã có hướng cầu tiến nên trước ngày thoát ly bà lấy tên Lý Thị Trung để nhớ về ngôi làng Thị Trung, (xã kinh Bắc, Bắc Ninh) nơi quê cha đất tổ.

Sau đó một thời gian tỉnh ủy thành lập đội tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ kháng chiến, tránh nghe theo lời kích động của kẻ xấu.

Thời điểm đó, bà Trung được phân công để chuẩn bị ra số báo đầu tay nội dung tuyên truyền chính sách của đảng, nhà nước.

Tờ báo phát hành số đầu tiên vào khoảng năm 1944 và nhanh chóng nhận được lời khen ngợi từ đồng chí Hoàng Ngân - Bí thư Trung ương Đoàn Phụ nữ cứu quốc Việt nam.

Năm năm sau đó, chị Hoàng Ngân nhận chỉ thị chọn người cử đi học lớp báo chí kháng chiến do đồng chí Xuân Thủy chủ trì.

Thời gian này, câu chuyện ngắn “Chú tiểu bình” của bà đến tai đồng chí Hoàng Ngân và bà trở thành một trong 43 học viên của lớp báo chí cách mạng đầu tiên của Việt Nam.

Lớp báo chí cách mạng đầu tiên thành lập dưới mái kè bờ rạ với tên lớp báo chí cách mạng Huỳnh Thúc Kháng.

Lúc bấy giờ, bờ rạ là địa danh quen thuộc của của những người hoạt động cách mạng. Vị trí là thung lũng nhỏ hẹp nằm lọt giữa bốn bề rừng núi vây quanh nên tránh được sự nhòm nhó từ kẻ thù.

Thành viên của lớp ban đầu gồm 43 người, trong đó duy nhất chỉ có 3 phụ nữ và cô gái trẻ Lý Thị Trung thời ấy là một trong số đó.

Hoàn thành khóa huấn luyện viết báo, cô gái trẻ Lý Thị Trung được điều về làm việc tại Báo Chiến sỹ, một thời gian sau là Báo quân địa phương của Bộ Tư lệnh Quân khu 4.

Ít năm sau đó, cô gái trẻ nên duyên với người bạn cùng học lớp viết báo là Vương Như Chiêm và tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp báo chí nước nhà.

Dù sau này được điều sang công tác tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhưng với lòng yêu nghề bà vẫn giữ thói quen viết lách, đóng góp bài vở cho các tờ báo đã một thời đi qua.

Đến năm 1954, hòa bình trở lại trên đất Thủ đô, với tài viết lách của mình, bà Trung trở thành phóng viên báo Thủ đô Hà Nội (nay là báo Hà Nội Mới).

Dù là khi mang bầu hay lúc sinh con cho đến tuổi tóc bạc bà vẫn luôn duy trì thói quen viết và đọc báo mỗi ngày. Giờ đây, dù tuổi đã cao nhưng mỗi sáng thức giấc bà vẫn cầm tờ báo lên cập nhật tin tức hằng ngày.

Thời điểm năm 1986 cũng là lúc bà về hưu nên nhận lời ấp ủ ra tờ báo Phụ nữ thủ đô cùng chị Phương Kim Dung – Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội.

Đến giữa năm 1989, sau những nỗ lực không ngừng, chỉ với bàn tay của hai người phụ nữ đã cho ra số đặc san đầu tiên.

Thời gian đầu, báo còn khó khăn nên tòa soạn chưa có nhân sự mà mọi việc đều do hai người phụ nữ lo liệu từ A-Z.

Thế nhưng, mọi việc rồi cũng dần vào khung và phát triển đi lên. Thời gian đầu, tòa soạn chưa có trụ sở khiến một số cộng tác viên đến gửi bài nhưng không tìm thấy địa chỉ nên đành buông câu thơ:

“Tòa cũng không, soạn cũng không. Thế mà ra báo thật là ngông”. Thế nhưng, những nỗ lực rồi cũng có lúc được đền đáp.

Hai chị em cố gắng an ủi, động viên nhau để cùng vượt qua và giờ bà được ghi công như một trong hai người đặt nền móng cho sự ra đời, phát triển của tờ báo Phụ nữ Thủ đô.

Bờ Rạ, xã Tân Thành, địa danh trong An toàn khu thuộc huyện Đại Từ, Thái Nguyên.

Đây là nơi Tổng bộ Việt Minh mở lớp báo chí cách mạng đầu tiên vào tháng 1-1949 với tên lớp báo chí Huỳnh Thúc Kháng.

Lớp báo chí đầu tiên ấy giờ còn lại rất ít người với những cái tên tiêu biểu như đạo diễn Trần Vũ, nhà thơ, nhà văn, nhà báo Lý Thị Trung, Hữu Mai, Từ Bích Hoàng...

Địa danh bờ Rạ giờ đã chìm dưới lòng hồ Núi Cốc nhưng tất cả vẫn mãi ghi dấu trong tôi. Đó như một bài học cho sự tiếp bước của thế hệ làm báo đi sau như tôi tôi tục cố gắng noi theo.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại