Nokia, vốn tập trung vào mảng thiết bị thông minh gear và đăng ký bản quyền các phát minh của mình kể từ sau khi bán mảng kinh doanh điện thoại cho Microsoft, kỳ vọng vào việc triển khai 5G trên toàn hệ thống vào 2019 và 2020. So với dự báo của thị trường vào năm ngoái, thành tựu này có thể diễn ra sớm hơn vài năm.
Thị trường Trung Quốc đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt khi nhiều nhà cung cấp đổ xô vào chiếm vị trí trước khi 5G được triển khai thực tế. Tuy vậy, bức tranh cho hai ông cựu hoàng của làng công nghệ vẫn có những điểm sáng. Ericsson cho biết lợi nhuận biên của công ty này có thể lớn hơn nếu việc kinh doanh với lợi nhuận thấp thành công ở Trung Quốc.
Còn Nokia tỏ ra thận trọng khi những đầu tư cho 5G sẽ được thể hiện trong lợi nhuận biên năm nay của hãng.Nokia và LM Ericsson đã phải trải qua vài năm trong điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt khi các nhà mạng giảm mức chi cho 4G và các hãng công nghệ từ Trung Quốc, như Huawei và ZTE, thống trị thị trường thiết bị.
Đã từng dẫn dầu thế giới, với nền tảng được đầu tư lớn nhất, Ericsson bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau khi công bố doanh thu Quý IV/2017 ở mức thấp, cổ phiếu của hãng đã giảm ngay lập tức tới 9%. Ngược lại, báo cáo doanh thu cùng kỳ của Nokia cho thấy dấu hiệu đi lên đầy tự tin của công ty này đã đẩy giá cổ phiếu lên 10% trong phiên giao dịch ngày 1/2/2018.
Đương nhiên là kể cả tăng như vậy thì mức giá cổ phiếu vẫn được coi là thấp so với tương lai kỳ vọng tới 2020 của Nokia.
Tuy vậy, thị trường không hoàn toàn mang màu hồng cho các bên tham gia cạnh tranh. Các thế hệ công nghệ di động vốn luôn dựa dẫm hoàn toàn vào phần cứng, thì đến 5G, phần mềm sẽ là nhân tố thu hút thêm nhiều đối thủ mới.
Cho đến giờ, các công ty đến từ Thung lũng Silicon được đánh giá là hưởng lợi lớn nhất từ cuộc cách mạng di động, vượt lên hẳn các nhà xây dựng và vận hành mạng lưới. Điều này có vẻ bất công, nhưng kỷ nguyên 5G có thể không thoát khỏi lối mòn đó.