Kịp thời ngăn chặn tẩu tán tài sản tham nhũng

THÀNH NAM |

Tại phiên chất vấn ngày 20/3, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho rằng, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tố tụng phải kịp thời phong toả tài sản có dấu hiệu tham nhũng. Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long đề nghị tăng cường giám sát để ngăn chặn tẩu tán tài sản trong vụ án tham nhũng.

Thu hồi tài sản tham nhũng tăng gần 12.000 tỷ đồng

Từ điểm cầu Đồng Tháp, đại biểu Phạm Văn Hòa chất vấn Chánh án và Bộ trưởng Tư pháp về việc thi hành án và giải pháp tăng tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng. Trả lời câu hỏi này, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình nhấn mạnh, trên thế giới và cả ở trong nước không bao giờ thu hồi được triệt để tài sản tham nhũng. Thời gian qua, các cơ quan tiến hành tố tụng đã phối hợp với nhau rất tốt, nên tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng đạt 40%.

Ông Bình cho biết, theo quy định, chỉ thu hồi được những tài sản tham nhũng nếu như các cơ quan tố tụng (Công an, Viện Kiểm sát, Toà án) chứng minh được tài sản đó có được từ nguồn gốc tham nhũng, nếu không chứng minh được rất khó thu hồi. Do vậy, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tố tụng phải kịp thời phong toả tài sản có dấu hiệu tham nhũng.

Kịp thời ngăn chặn tẩu tán tài sản tham nhũng - Ảnh 1.

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình.

Cũng theo Chánh án TAND Tối cao, đối với thế giới, tham nhũng là tội đặc thù, cho nên bên cạnh chứng minh nguồn gốc tài sản, họ còn có cơ chế tăng nghĩa vụ giải trình của nghi can tham nhũng. Nếu họ có tài sản này mà không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp thì cũng xem là tài sản tham nhũng và bị tịch thu. “Nếu chúng ta cũng làm được như vậy thì tỉ lệ tài sản tham nhũng thu hồi sẽ rất cao”, ông Bình nói.

Lý giải về bản án khó thi hành, theo ông Bình, có hai nguyên nhân: do tuyên án không rõ, và có những bản án tuyên rõ rồi, đúng rồi, nhưng vẫn không thi hành được. Chánh án ví dụ vụ Trustbank, bà Hứa Thị Phấn làm mất của ngân hàng hơn 10.000 tỷ đồng. Toà tuyên bà Phấn phải bồi thường số tiền đó. Nhưng tuyên án xong bà ấy chết.

Ví dụ khác là vụ án Ocean Bank, liên quan ông Đinh La Thăng. Vụ án này làm mất 800 tỷ đồng; về trách nhiệm dân sự, các bị cáo trong vụ án phải có nghĩa vụ bồi thường 800 tỷ đồng đó. “Ông Đinh La Thăng phải đền bù 600 tỷ đồng, đã đi tù rồi. Đây là bản án khó thi hành, nhưng không tuyên không được. Còn cách nào để bản án thực thi trên thực tế thì chúng tôi chưa nghĩ ra”, ông Bình cho hay.

Kịp thời ngăn chặn tẩu tán tài sản tham nhũng - Ảnh 2.

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long (ảnh: VTT).

Cùng trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết, từ tháng 10/2022 đến nay, đã thu được trên 17.000 tỷ đồng, tăng gần 12.000 tỷ so với cùng kỳ, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần khắc phục. Ông Long ví dụ, số lượng tài sản trong các vụ án rất lớn, nằm rải rác ở các địa phương. Nhiều tài sản tham nhũng có nguồn gốc kê biên phức tạp, cần làm rõ. Đặc biệt, cơ quan thi hành án phải mất nhiều thời gian để chứng minh đâu là tài sản chung, riêng, đâu là từ phạm tội mà có.

Về giải pháp tới đây, Bộ trưởng Tư pháp cho biết, sẽ tập trung vào các vụ án lớn đang được dư luận xã hội quan tâm. Ông cũng đề nghị Quốc hội và các cơ quan chức năng tăng cường giám sát. Theo ông, nếu có nhiều tai mắt tập trung vào, thì việc tẩu tán và giấu các tài sản trong vụ án tham nhũng kinh tế giảm đi.

"Về họp ba ngành, có họp hay không và có ảnh hưởng gì đến việc độc lập hay không? Báo cáo Quốc hội, đối với những vụ án lớn, phức tạp, các cơ quan tiến hành tố tụng họp nhưng khẳng định là không ảnh hưởng đến việc xét xử độc lập của tòa án. Họp để bàn giao tài liệu, thống nhất với nhau về lộ trình xét xử, không phải là bàn với nhau về tội danh, về mức phạt, mức án".

Ông Nguyễn Hoà Bình

Có nể nang nhưng không nhiều

Nêu chất vấn, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) viện dẫn theo báo cáo tỷ lệ bị huỷ, sửa án hành chính do nguyên nhân chủ quan vẫn còn cao. Đại biểu đề nghị cho biết nguyên nhân sâu xa, phải chăng còn tâm lý nể nang, né tránh ngại va chạm? Giải pháp căn cơ giải quyết tình trạng này là gì?

Trả lời chất vấn, Chánh án Nguyễn Hoà Bình thừa nhận án hành chính đang “có vấn đề”, còn nhiều tồn tại, như tỉ lệ xử thấp, hủy, sửa nhiều, không được thực thi nghiêm túc dù đã có bản án rồi… “Những tồn tại này có phải do thẩm phán nể nang hay không? Báo cáo Quốc hội, việc nể nang là có thật, nhưng không nhiều”, ông Bình thẳng thắn.

Tuy nhiên, theo ông Bình, việc nể nang không phải nguyên nhân chính, mà tỉ lệ huỷ, sửa án hành chính cao chủ yếu do việc cung cấp tài liệu của UBND các cấp cho người dân không đầy đủ, làm ảnh hưởng đến chất lượng xét xử. Theo quy định, Chủ tịch UBND các cấp khi bị kiện, phải ra toà. Nếu có uỷ quyền chỉ được đến cấp phó, không được uỷ quyền sâu hơn.

Cũng theo Chánh án TAND Tối cao, đối với thế giới, tham nhũng là tội đặc thù, cho nên bên cạnh chứng minh nguồn gốc tài sản, họ còn có cơ chế tăng nghĩa vụ giải trình của nghi can tham nhũng. Nếu họ có tài sản này mà không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp thì cũng xem là tài sản tham nhũng và bị tịch thu. “Nếu chúng ta cũng làm được như vậy thì tỉ lệ tài sản tham nhũng thu hồi sẽ rất cao”, ông Bình nói.

“Ở vụ án cấp tỉnh, các anh ấy nhiều việc thực sự, cho nên thời gian ra toà hạn chế. Việc này ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Do vậy mà các vụ án hành chính thường bị chậm. Sự tham gia đối thoại trước khi xét xử cũng như việc tham gia các phiên toà của chủ tịch tỉnh còn hạn chế”, ông Bình nêu.

Về giải pháp, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, cùng với việc nâng cao chất lượng xét xử, ngành Toà án đã đề ra 14 giải pháp. “Nhiệm kỳ trước, chúng ta đã đổi mới tố tụng hành chính bằng cách đối với vụ án kiện UBND huyện thì giao cho toà án tỉnh xử. Đối với vụ án của tỉnh thì tỉnh vẫn xử và trong sửa đổi lần này sẽ thành lập toà chuyên trách. Theo đó, vụ án kiện huyện thì do tỉnh xử, vụ án của tỉnh thì do toà chuyên biệt xử”, ông Bình cho hay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại