Kinh tế từ trên cao: Ế khách vì Covid-19, máy bay bị đẩy về các nghĩa địa máy bay, thậm chí tận sa mạc

Xuân Hoài |

Đại dịch Covid-19 đã biến những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới thành những bãi đỗ khổng lồ với trên 11.000 máy bay hiện bị dư thừa.

Các bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, các bãi đỗ này đang trở nên chật chội. Vì lẽ đó ngày càng có nhiều hãng hàng không tìm về các sân bay cấp tỉnh – thậm chí đã có hãng hàng không đưa máy bay của mình về tạm trú ở các nghĩa địa máy bay.

Sân bay Frankfurt

Đường băng mới hướng Tây-Bắc ở sân bay Frankfurt (Đức) hiện tại có lẽ là một trong những địa điểm buồn bã nhất của ngành kinh tế hàng không Đức. Trên đường băng đó, mới cuối tháng Hai, máy bay trên khắp thế giới hạ cánh với nhịp độ tính theo phút; đến cuối tháng Ba đã có tới một nửa số máy bay của hãng hàng không Lufthansa đỗ tại đây như những bức ảnh chụp từ vệ tinh dưới đây. Không lâu nữa sẽ có khoảng trên 20 máy bay nữa tập kết tại đây, quản lý tập đoàn hàng không này dự báo.

Sân bay Abu Dhabi

Tình trạng của hầu hết các sân bay dân dụng quan trọng khác trên thế giới hiện nay đều không hơn gì sân bay Frankfurt. Từ sân bay Incheon (Hàn quốc) và tới Abu Dhabi (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất), Charles de Gaulle (Pháp), cho tới sân bay Pearson (Canada): Kể từ đầu tháng Ba, do ảnh hưởng của đại dịch, gần như tất cả các trung tâm sôi động của nền kinh tế thế giới đều trở thành bãi đỗ máy bay và các đường băng trở nên vắng lặng. "Có những ngày có tới 800 máy bay phải ngừng hoạt động", theo phân tích của hãng phân tích dữ liệu lữ hành Cirium.

Kinh tế từ trên cao: Ế khách vì Covid-19, máy bay bị đẩy về các nghĩa địa máy bay, thậm chí tận sa mạc - Ảnh 2.

27/3/2020: Việc mở rộng sân bay Abu Dhabi thuộc Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất tạo đủ chỗ tạm trú cho trên 100 máy bay của hãng hàng không Etihad phải ngừng hoạt động.

Sân bay Copenhagen

Tại sân bay lớn nhất thế giới Atlanta Hartsfield-Jackson thuộc tiểu bang Georgia (Mỹ), hãng hàng không Delta thậm chí phải huy động ba trong số năm đường băng cất và hạ cánh thành bãi đỗ máy bay. Tại Copenhagen, qua ảnh vệ tinh có thể thấy hai trong số ba đường băng trở thành bãi đỗ máy bay:

"Nhiều sân bay lớn không còn khả năng tiếp nhận thêm máy bay", hãng phân tích dữ liệu Cirium cảnh báo. Điều này có nghĩa là không chỉ một bộ phận lớn của toàn cầu hoá lâm vào tình trạng “ngồi chơi xơi nước” với một giá trị lên tới hàng nghìn tỷ USD. Lượng máy bay có giá trị trên 1.500 tỷ Euro hiện cũng nằm không trên bãi bê tông thay vì bay trên bầu trời tạo doanh thu.

Những con số thiệt hại lớn như vậy phần lớn do những lệnh cấm du lịch khiến các tuyến bay đường dài ngừng khai thác. Hãng hàng không lớn nhất thế giới American Airlines hiện đã huỷ tất cả các chuyến bay vượt đại dương trừ hai điểm đến là London và Tokyo, hãng tập trung vào các chuyến bay nội địa và tới Mỹ Latin. Vì hầu hết các chuyến bay đều vắng khách nên American chỉ huy động chủ yếu các máy bay Boeing cỡ nhỏ. Do đó các loại máy bay cỡ lớn phải dừng hoạt động – đứng đầu bảng là gần 200 chiếc cỡ lớn Airbus A380 hoặc Boeing 747-8, giá mỗi chiếc máy bay loại này tuỳ loại phụ kiện có thể lên tới nửa tỷ Euro.

Theo CH-Aviation, các hãng hàng không trên thế giới cắt giảm năng lực hoạt động tới 80%, tuy vậy chỉ có khoảng 1/3 số máy bay phải ngừng hoạt động hoàn toàn. "Thông thường, mỗi ngày một máy bay phải cất cánh từ sáu đến tám lần, giờ hãng bố trí cho sáu đến tám máy bay cất cánh một lần trong ngày", theo CH-Aviation, đây cũng là một dạng bay thời gian ngắn.

Peter Harbison, Giám đốc công ty tư vấn Centre for Aviation sợ rằng: "Cuối cùng, virus corona có thể làm cho khoảng 80% tổng số máy bay thế giới phải ngừng hoạt động".

Tình hình có lẽ không đến mức đó. Theo kế hoạch hiện nay thì các hãng hàng không dự kiến ngay từ tháng Năm sẽ huy động khoảng 80% năng lực. "Điều này có vẻ lạc quan thái quá", theo đánh giá của một chuyên gia trong lĩnh vực hàng không Mỹ.

Sân bay Icheon

Hy vọng của những nhà kế hoạch là trông chờ một sự phục hồi nhanh chóng của Trung Quốc, theo hãng nghiên cứu thị trường Anna.aero thì có nhiều khả năng, ngành hàng không thế giới sẽ đạt được 80% công suất năm trước. Vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng vào đầu tháng Hai, công suất thực chất chỉ đạt 30%. Tuy nhiên, sự trỗi dậy này có lẽ là do chỉ thị của Bắc kinh, các hãng hàng không phải sớm trở lại trạng thái bình thường. Các hãng sẽ nhận được nhiều hỗ trợ tài chính của nhà nước.

Tuy nhiên, số lượng hành khách đi lại không nhiều. Tại nhiều sân bay, các cửa hiệu vẫn đóng cửa. "Nếu tại địa phương mà quầy hàng của Chanel vẫn cửa đóng cửa thì chắc chắn tình hình chưa thực sự trở lại bình thường", Tạp chí WirtschaftsWoche dẫn chia sẻ của một du khách cho biết. Nền kinh tế chưa phục hồi thì thương mại du lịch sẽ chưa thực sự khởi sắc...

Thay vào đó là dấu hiệu nhiều hãng hàng không còn lại trên thế giới trước mắt sẽ giảm cung. "Để rồi sau đó sẽ xảy ra động thái ngừng hoạt động", theo Harbison.

Hiện tại có hiện tượng hàng loạt hãng hàng không đưa máy bay khỏi các sân bay lớn sang các sân bay ở các địa phương, hiện số lượng máy bay phân tán về các sân bay địa phương chưa nhiều. Tập đoàn Lufthansa cho những máy bay hiện chưa dùng đến đỗ tạm ở các sân bay nhỏ ít sử dụng hoặc không thuộc mạng lưới của hãng như Nordholz thuộc Cuxhaven.

Công ty Swiss (Thụy Sĩ) sử dụng sân bay của quân đội như Dübendorf ở Zürich. Theo Flightradar24, công ty dịch vụ theo dõi chuyến bay nổi tiếng có trụ sở tại Thụy Điển, tập đoàn có logo hình con sếu gửi nhiều máy bay của mình gần như khắp châu Âu – tới các địa điểm mà tập đoàn có cơ sở sửa chữa như Shannon ở Irland, Luqa ở Malta hay Sofia ở Bungari cho đến các vị trí như Bratislava ở Slowak hay Teruel ở miền Đông Tây Ban Nha.

Hãng Easyjet còn phân tán rộng khắp hơn nữa. Hãng máy bay giá rẻ của Anh gần đây nhất di chuyển 344 máy bay tới gần 30 sân bay, những nơi mà hãng có cơ sở và nhân lực của mình.

Sân bay Wien

Sân bay Orly

Các ảnh vệ tinh cho thấy Air France không chỉ chiếm chỗ ở sân bay thứ hai của thủ đô Paris đã ngừng hoạt động là sân bay Orly hay ở Toulouse, mà cả ở sân bay nhỏ ở Vatry, Đông Bắc nước Pháp. Từ một năm nay, Boeing 737 MAX bị cấm bay nên American Airlines bổ sung Boeing 777 và 787 đỗ ở Tulsa, bang Oklahoma. British Airways và Virgin Atlantik đã cất hơn 20 máy bay ở sân bay Bournemouth, gần vùng biển phía Nam nước Anh. Trong khi đó Hawaiian Airlines cho đội máy bay của mình nghỉ ở Honolulu .

Việc lựa chọn thêm các địa điểm đỗ máy bay này là tín hiệu của sự tự tin, lạc quan. "Nói chung để máy bay ngừng hoạt động, đỗ lâu tại sân bay trong một thời gian dài là chuyện cực chẳng đã, hơn nữa các sân bay này lại không phù hợp", chuyên gia hàng không Heinrich Großbongardt nhận xét.

Không có gì gây tổn thất lớn hơn đối với một máy bay là phải đỗ ở một sân bay gần biển có khí hậu ẩm ướt. Tuy bộ phận động cơ hay các ống pilot có màu đỏ nổi bật để đo tốc độ và được che chắn cẩn thận vẫn chịu tác động không mong muốn như chim chóc chui vào động cơ, côn trùng làm hư hỏng các bộ phận điện tử. Khi động cơ ngừng hoạt động thì chất bôi trơn không được đưa vào mọi ngóc ngách của động cơ và toàn bộ cỗ máy. Thêm vào đó là sự thâm nhập của không khí biển có chất mặn, ẩm vào mọi ngóc ngách làm cho các bộ phận, chi tiết bằng kim loại bị han gỉ nhanh chóng.

Khi các hãng hàng không vẫn cứ để những chiếc máy bay đắt tiền của mình ở những vùng không khí ẩm ướt là do họ muốn nhanh chóng tiếp cận được chúng. Tuy ở đây có không khí biển, máy bay có nguy cơ bị tổn hại nhiều hơn nhưng máy bay gần hãng và gần chuyên gia kỹ thuật, có thể dễ dàng kiểm tra. Họ có thể nhanh chóng đưa chúng hoạt động trở lại, khi nền kinh tế phục hồi và có thể nhu cầu đối với ngành hàng không sẽ tăng lên nhanh chóng. Khi có sự chuẩn bị chu đáo về thời gian để máy bay hoạt động trở lại chỉ mất khoảng 60 giờ. Khi các sân bay ở xa việc chuẩn bị, bao gồm cả thời gian để kỹ thuật viên và vật tư nguyên liệu đến địa điểm cũng mất già nửa tuần hoặc lâu hơn.

Tuy nhiên niềm tin và lạc quan mất dần. Khác với các sân bay ở Frankfurt, Nordholz hay Hawaii giờ đây ngay cả các sân bay xa xôi, không khí khô hanh và lệ phí đỗ rất thấp, chỉ khoảng 300 USD/tháng, thấp hơn nhiều so với ở các sân bay lớn khoản tiền này có thể tới nhiều nghìn euro/ngày, cũng được sử dụng làm bãi đỗ nhiều hơn.

Kinh tế từ trên cao: Ế khách vì Covid-19, máy bay bị đẩy về các nghĩa địa máy bay, thậm chí tận sa mạc - Ảnh 8.

24/3/2020: Với mục tiêu trở thành trung tâm hàng không thế giới, sân bay mới của Emirates tỏ ra tự tin với cái tên của mình. Sân bay ở Emirates viết tắt là DWC thường dùng để vận chuyển hàng hoá và ế ẩm vì ít khách.

Hiện nay, đại dịch Covid-19 làm cho sân bay này trở nên sôi động vì các máy bay của Emirates cũng như của hãng hàng không giá rẻ ở địa phương là Flydubai đều được đưa về tạm trú tại đây.

Do số người bị lây nhiễm virus corona không ngừng tăng nên những công ty hàng không hàng đầu của Mỹ đã quyết định cho các máy bay của mình tụ tập trên sa mạc đúng với nghĩa của từ này. Đó là vùng đất cực kỳ khô hanh ở Tây Nam Mỹ. Delta sử dụng Pinal Airpark ở Arizona. American Airlines chọn Trung tâm hàng không quốc tế Roswell ở New Mexico làm bãi đỗ cho máy bay của mình. Nơi đây vốn là căn cứ quân sự và bãi đỗ đã được mở rộng từ 15 lên 20 km2 . Ngay cả khu vực đang có sự tăng trưởng lớn nhất, khu vực châu Á, nhu cầu về bãi đỗ máy bay cũng tăng. Kho cất giữ máy bay thuộc Châu Á - Thái Bình Dương do Tom Vincent vận hành ở thị trấn Alice Springs, Australia cũng được mở rộng.

Khác với Frankfurt hay Paris, những máy bay đưa đến đây sẽ không trở về – hoặc nếu có chỉ ở dạng phụ tùng để lắp vào các máy bay khác.

Kinh tế từ trên cao: Ế khách vì Covid-19, máy bay bị đẩy về các nghĩa địa máy bay, thậm chí tận sa mạc - Ảnh 10.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại