Nuôi lợn trong... biệt thự cao cấp

Kiều Linh |

Cỏ dại mọc um tùm, lợn chạy lung tung, vật liệu chất ngổn ngang... là hình ảnh nhếch nhác được chúng tôi ghi nhận trong dự án Quang Minh tại huyện Mê Linh, Hà Nội.

Dự án bất động sản hoang tàn

Mặc dù được giới bất động sản đánh giá năm 2015, khi nền kinh tế phục hồi thành quả tất yếu là hồi sinh nhiều công trình tiền tỷ thế nhưng hầu hết các dự án tại huyện Mê Linh, Hà Nội vẫn đang ì ạch, dậm chân tại chỗ.

Dự án khu nhà ở để bán Quang Minh là một trong những “thảm họa” của thị trường bất động sản phía Tây Bắc Thủ đô.

Vinaconex 2 là đơn vị đầu tư dự án

Vinaconex 2 là đơn vị đầu tư dự án

Dự án này do Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 (Vinaconex 2) làm chủ đầu tư trên diện tích 20,646 ha thuộc thôn Gia Tân, xã Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc Hà Nội) với số vốn đầu tư ban đầu là 390 tỷ đồng.

Các hạng mục của dự án khu nhà ở để bán Quang Minh bao gồm: đất xây nhà ở (nhà cao tầng, biệt thự vườn, biệt thự song lập...); đất công trình công cộng; đất trường học; đất giao thông nội bộ...

Theo kế hoạch của đơn vị đầu tư, dự án sẽ cung cấp chỗ ở cho gần 3.000 người gồm các chuyên gia,cán bộ công nhân viên khu công nghiệp Quang Minh, đáp ứng nhu cầu ở và sinh hoạt cho nhân dân Vĩnh Phúc, huyện Mê Linh và khu vực lân cận.

Theo Vinaconex 2, công trình khởi công từ năm 2003, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2009, tạo cho khu dân cư đô thị có cuộc sống chất lượng cao, khu đô thị xanh sạch đẹp, có môi trường thiên nhiên tốt và có các cơ sở hạ tầng xã hội đạt tiêu chuẩn cao.

Vinaconex 2 cũng từng tuyên bố rằng, dự án sẽ hoàn thiện quý 4/2009 nhưng đến nay, sau hơn 10 năm được khởi công, dự án hiện đang trong tình trạng “án binh bất động”.

Dự án khu nhà ở để bán Quang Minh theo quy hoạch

Dự án khu nhà ở để bán Quang Minh theo quy hoạch

Theo quan sát của phóng viên, lối vào khu dự án nhà ở để bán Quang Minh là một con đường chật hẹp, lổm nhổm đầy sỏi đá.

Đối diện với dự án, nhiều ngôi mộ của nghĩa địa cũng chưa được di dời, mặt bằng đất của dự án vẫn làn cỏ dại, mộ của người quá cố.

Phía trong khu biệt thự, nhiều ngôi nhà đang xây dang dở, rêu mốc, dựng lên được một ít cọc bê tông trơ trọi, cánh cửa vì để lâu đã hoen gỉ, đổ nát. Mọi hạng mục đang trên đà xuống cấp trầm trọng.

Hầu hết các hạng mục của khu biệt thự đểu đang xuống cấp trầm trọng

Hầu hết các hạng mục của khu biệt thự đều đang xuống cấp trầm trọng

Nhiều căn biệt thự cao cấp mới hoàn thiện được 1/4

Nhiều căn biệt thự cao cấp mới hoàn thiện được 1/4

Để tận dụng tối đa lợi ích kinh tế của dự án, chủ đầu tư đã cho các đơn vị kinh doanh thuê sản xuất tại các căn biệt thự dở dang.

Biệt thự cho thuê làm xưởng sản xuất

Biệt thự cho thuê làm xưởng sản xuất

Thậm chí, một số căn nhà ở cao cấp còn được dùng để nuôi lợn.

Nhìn tổng thể từ bên ngoài dự án, những ngôi nhà cao tầng mái đỏ bề thế, tường gạch chắc chắn, bờ rào vây kiên cố nhưng càng đi gần vào trong mùi hôi hám, ẩm mốc bốc lên đến rùng mình.

Dự án xây nhà ở để bán dùng nuôi lợn

Dự án xây nhà ở để bán dùng nuôi lợn

Đàn lợn được nuôi trong biệt thự cao cấp

Đàn lợn được nuôi trong biệt thự cao cấp

Ông H, một người thợ ở trong khu nhà ở này cho hay, khu biệt thự thi công dở dang, bỏ hoang mấy năm nay do nhà đầu tư không còn vốn rót vào.

Chính vì vậy, người dân tận dụng khoảng trống này để chứa đồ đạc hoặc nuôi lợn.

“Khu nhà này xây từ rất lâu rồi, tôi không biết rõ lắm nhưng cách đây 2 năm công ty tôi thuê ở đây lấy chỗ sản xuất với giá từ 6-7 triệu đồng/tháng.

Rất hiếm khi tôi thấy chủ đầu tư lên đây, chỉ có bảo vệ và một vài người thợ tu sửa.

Mặc dù bỏ hoang nhưng ở đây cũng không lo trộm cướp nghiện ngập chỉ có điều chẳng có ai, lại gần ngay bãi tha ma nên tối đến cũng rợn người”, ông H nói.

Dự án hoang tàn gần chục năm nay

Dự án hoang tàn gần chục năm nay

Thất thu ngân sách nhà nước

Ở thời buổi "mỗi tấc đất - một tấc vàng", trong khi nông dân thiếu đất sản xuất, nuôi trồng trầm trọng thì hàng nghìn ha đất bỏ hoang nơi đây chẳng những ảnh hưởng đến kinh tế của người dân mà còn làm thất thu ngân sách nhà nước.

Cỏ dại mọc um tùm...

Cỏ dại mọc um tùm...

Theo một cán bộ dự án cho biết, nguyên nhân sự đình trệ này là do công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa thể thực hiện hoàn toàn, người dân không chịu mức giá đền bù của tỉnh Vĩnh Phúc cũ và đòi hỏi phải là mức giá mới sau khi Mê Linh sáp nhập về Hà Nội.

"Thậm chí người dân còn từng đào hào không cho xe vào công trường, ngăn cản công nhân xây dựng", cán bộ dự án nói.

Vị này cũng xác nhận thêm, dự án khu biệt thự này chỉ bán phần thô, và đến nay số nhà ở khu vực này đã bán hết theo hình thức góp vốn.

Trưởng Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội
Nguyễn Đức Biền
Ngày 2/4/2004, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Quyết định số 1073/QĐ - UB phê duyệt phương án đền bù GPMB theo cơ chế của tỉnh Vĩnh Phúc với mức giá 16.620.000 đồng/sào. Mẫu thuẫn xảy ra bắt đầu từ tháng 6/2008, một số hộ dân thuộc diện phải di dời đã ngăn cản việc thi công xây dựng và yêu cầu chủ đầu tư phải trả thêm tiền hỗ trợ với 2 lý do cơ bản: Thứ nhất, chủ đầu tư đã trả tiền bồi thường cho các hộ nhận tiền sau nhiều hơn các hộ nhận tiền trước đó. Thứ hai, các hộ chưa được bàn giao đất dịch vụ. Đất dịch vụ là quyền lợi chính đáng của người dân. Vì vậy, huyện Mê Linh cần lên phương án cụ thể, mỗi hộ dân được bao nhiêu để giải quyết. Về vấn đề hỗ trợ, đơn vị chủ đầu tư căn cứ tình hình thực tại bàn bạc với đại diện nhân dân mức hỗ trợ sao cho hài hòa lợi ích của dân và của cả doanh nghiệp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại