Trong số đó có 183.810 người là nam giới và chỉ có 27.465 nữ giới.
Tài sản của giới siêu giàu này tăng tới 7% lên đến 30 nghìn tỷ USD trong năm 2014, gần gấp đôi giá trị của toàn bộ nền kinh tế Mỹ. Mặc dù họ chỉ chiếm 0,004% dân số thế giới nhưng họ lại kiểm soát gần 13% tổng tài sản toàn cầu.
Vì vậy, chúng ta biết những gì về những người này ngoài việc họ có khối tài sản khổng lồ?
Họ là những ai: Nhìn chung, họ có trung bình 2,2 người con và 1,9 người cháu. Những tỷ phú nam trung bình 59 tuổi, trong khi những nữ tỷ phú có độ tuổi trung bình là 57.
Họ sống như thế nào: Họ sở hữu trung bình 2,7 ngôi nhà và ít nhất 30% trong số họ có ít nhất một ngôi nhà ở nước ngoài. Họ có khoảng 7 người bạn thân siêu giàu khác, trong đó có ít nhất một tỷ phú.
Họ chi tiêu như thế nào: Bản báo cáo nói rằng giới siêu giàu trung bình dành 1,1 triệu USD mỗi năm cho hàng hóa và các dịch vụ sang trọng, từ thực phẩm cho đến du lịch, từ quần áo đến rượu vang.
Tổng cộng tất cả, họ đã chi 40 tỷ USD để mua xe hơi, 23 tỷ USD để mua phi cơ riêng, 22 tỷ USD vào những chiếc du thuyền và 8 tỷ USD vào rượu.
Họ rất hào phóng, mặc dù nữ giới thường hào phóng hơn so với nam giới. Những nữ tỷ phú trung bình quyên góp gần 31 triệu USD, so với số tiền 24,4 triệu bởi những tỷ phú nam.
Họ kiếm được khối tài sản đó như thế nào: 64% trong số họ tự thân kiếm được và chỉ có 17% được hưởng quyền thừa kế.
Gần 88% trong số những người siêu giàu có bằng cử nhân và 12% còn lại chỉ học tới trung học.
Theo báo cáo, các trường đại học dưới đây có nhiều sinh viên tốt nghiệp trở thành người siêu giàu nhất:
1. Đại học Harvard - 3130 người
2. Đại học Pennsylvania - 1580 người
3. Đại học Stanford - 1240 người
4. Đại học Columbia - 940 người
5. Đại học New York - 860 người
6. Viện Công nghệ Massachusetts - 670 người
7. Đại học Chicago - 665 người
8. Đại học Northwestern - 575 người
9. Đại học Yale - 570 người
10. Đại học Cornell - 560 người