Gần 5 tỷ USD nối Đặc khu kinh tế phía Nam với TP.HCM

Thanh Thúy |

Để chuẩn bị cho Đặc khu kinh tế TP.HCM dự kiến trải rộng trên quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ và một phần huyện Bình Chánh, nhiều dự án hạ tầng đột phá như: Tuyến metro số 4, hầm chui Nguyễn Văn Linh… đang được triển khai theo lộ trình.

“Đòn bẩy” phát triển kinh tế hướng Nam

Theo Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, Đặc khu kinh tế nằm trong hướng phát triển chính của thành phố về hướng Nam, đưa không gian phát triển của thành phố hướng ra Biển Đông, phù hợp với xu hướng vươn ra biển của các đô thị hiện đại trên thế giới.

Viện Nghiên cứu Phát triển cũng cho rằng, việc hình thành đặc khu kinh tế khu vực này sẽ tạo nhiều cơ hội phát triển khu đô thị văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.

Tuy nhiên, một trong những khó khăn trước mắt là cơ sở hạ tầng vẫn chưa thật sự hoàn thiện, đặc biệt trong kết nối hệ thống giao thông.

Sunrise Riverside dự kiến hoàn thành 2018, trùng với thời điểm hoàn thành một số hạ tầng giao thông trọng điểm của đặc khu kinh tế phía Nam.
Sunrise Riverside dự kiến hoàn thành 2018, trùng với thời điểm hoàn thành một số hạ tầng giao thông trọng điểm của đặc khu kinh tế phía Nam.

Gần 5 tỷ USD cho cú đột phá hạ tầng

Theo quy hoạch, TP.HCM sẽ đầu tư xây dựng 8 tuyến metro và 3 tuyến monorail và xe điện mặt đất.

Trong đó, dự án tuyến metro số 4, kết nối quận 7, Nhà Bè với các quận trung tâm là tuyến có vốn đầu tư lớn nhất, lên đến 97.000 tỷ đồng. Tuyến metro số 4 đã hoàn thành lập dự án nhưng vẫn chờ ngày khởi công.

Nhiều dự án giao thông trọng điểm khác như: Hệ thống hầm chui, cầu vượt gần 2.600 tỷ đồng tại ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ; cầu Long Kiểng từ đường Tôn Đản quận 4 qua đường Lê Văn Lương quận 7; các cây cầu từ đường Nguyễn Khoái sang quận 7 và Nguyễn Khoái sang quận 1… vẫn trong giai đoạn nghiên cứu, lập phương án.

Về Nam Sài Gòn đầu tư đón đầu hạ tầng

Trong lúc các siêu dự án hạ tầng chờ khởi động, thông tin đặc khu kinh tế phía Nam vừa “rò rỉ”, giới đầu tư bất động sản đã chạy đua đón đầu thị trường tiềm năng này.

Trong Quý III/2015 thị trường tiếp tục tăng trưởng tích cực, thúc đẩy số lượng căn hộ mới mở bán và lượng giao dịch.

Tổng cộng có khoảng 10.114 căn hộ được chào bán mới ra thị trường từ 26 dự án, tăng hơn gấp ba lần so với quý III/2014.

Cụm dự án khu Nam của Novaland luôn thu hút đông đảo khách hàng quan tâm tìm hiểu.
Cụm dự án khu Nam của Novaland luôn thu hút đông đảo khách hàng quan tâm tìm hiểu.

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu CBRE Việt Nam cho hay, xét theo khu vực thì nguồn cung mới ở phía Nam chiếm 36% trong tổng số nguồn cung mới, trong khi khu phía Đông chỉ chiếm 29% trong quý này.

Tiếp nối các dựán liên tục “cháy hàng” thời gian qua, khu Nam đang chuẩn bị đón nguồn cung mới từ các dự án căn hộ như: Sunrise Riverside, Sunrise City View …

Bà Dung nhấn mạnh thêm: “Rất thú vị khi một lần nữa dự án bất động sản tại khu Nam lại lần nữa chiếm vị trí dẫn đầu của khu Đông, đặc biệt trong bối cảnh mới đây khi TP.HCM dự định phát triển một đặc khu kinh tế tại phía Nam của TP.HCM gồm quận 7, huyện Nhà Bè, một phần huyện Bình Chánh và Cần Giờ và tập trung vào kinh tế hàng hải”.

Một động lực khác thúc đẩy thị trường khu Nam chính là nhu cầu nhàở của người nước ngoài được dự đoán sẽ gia tăng khi chính sách cho người nước ngoài mua nhà đượcáp dụng và hiệu ứng từ hiệp định thương mại TPP.

Với những lợi thế hiện có và cơ hội đột phá mới, bất động sản khu Nam đang trở thành điểm nóng hút vốn đầu tư.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại