Đồng Rúp mất giá: Doanh nghiệp và người dân Nga đều "run rẩy"

Pha Lê |

Trên các bảng điện tử thông báo tỷ giá ở khắp thủ đô Moscow liên tục cho thấy sự mất giá “không phanh” của đồng Rúp. Điều này đã thổi lên cơn hoảng loạn trong giới đầu tư.

>>> Đồng Rúp “bốc hơi” thêm 19% sau pha cứu vãn vô vọng của Nga
>>> Kịch bản khủng hoảng kinh tế năm 1998 có lặp lại?
>>> Nga vạch kế sách “cứu” đồng Rúp

Sau cuộc họp khẩn diễn ra trong đêm ngày 15/12, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã đột ngột tuyên bố nâng mạnh lãi suất từ 10,5% lên 17%, có hiệu lực kể từ ngày 16/12.

Mức tăng này là quãng tăng dài nhất kể từ thời Nga vỡ nợ năm 1998. Lần tăng lãi suất này cũng là lần thứ 6 nâng lãi suất của Nga trong năm 2014.

Theo lý giải của ngân hàng này, việc tăng lãi suất nhằm mục đích giảm phanh đà sa sút của đồng Rúp, cũng như kìm hãm tình hình lạm phát đang leo thang tại quốc gia này.

Tuy nhiên, theo đánh giá của tờ Bloomberg, động thái này dường như đã đi ngược lại những kỳ vọng của Nga.

Trên các bảng điện tử thông báo tỷ giá ở khắp thủ đô Moscow liên tục cho thấy sự mất giá “không phanh” của đồng Rúp. Điều này đã thổi lên cơn hoảng loạn trong giới đầu tư và người dân.

Sự hoảng loạn trong quần chúng nhân dân

Sáng ngày thứ ba (16/12) khoảng hơn chục người xếp hàng trước cửa một chi nhánh của Sberbank, ngân hàng lớn nhất Nga, đối diện nhà ga Kursky ở trung tâm Moscow.

Tờ Financial Times dẫn lời một cán bộ hưu trí cho biết: “Chẳng ai trong chúng tôi biết điều gì sẽ xảy ra. Tất cả đều lo lắng trước việc đồng tiền liên tục mất giá”.

Các ngân hàng ghi nhận nhu cầu đổi Rúp sang USD trong dân Nga tăng cao đột biến.

Cá biệt, ngân hàng Khanty-Mansiysk Otkritie Bank - chi nhánh bán lẻ của ngân hàng tư nhân lớn thứ hai Nga - cho biết nhu cầu đổi tiền tăng gấp 3 đến 4 lần so với trung bình vào ngày 16/12.

Đồng Rúp đã liên tục mất giá mạnh trong mấy tháng gần đây do giá dầu giảm sâu và lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây.

Bên cạnh việc đổi lấy ngoại tệ, nhiều người dân Nga đã ráo riết chạy đi đổi tiền hoặc mua sắm những mặt hàng lâu bền như đồ nội thất, xe hơi và nữ trang trước khi những mặt hàng này tăng giá bán.

Thậm chí, ở siêu thị nội thất Ikea ở Moscow, người dân xếp hàng tận 2h sáng để chờ mua hàng.

Tháng 11 cũng chứng kiến sự bùng nổ trong doanh số bán lẻ xe hơi ở Nga tăng bất chấp nền kinh tế giảm tốc. Các hãng xe ở Nga thậm chí còn lạc quan hơn về triển vọng doanh số trong tháng 12 này.

"Nhu cầu xe trên thị trường bán lẻ đã lên chưa từng thấy trong vài tuần qua.

Nó được hỗ trợ bởi chính sách trợ giá của Chính phủ và tâm lý của nhà đầu tư, do lo ngại giá sẽ tăng vào đầu năm mới", Chủ tịch AEB - Joerg Schreiber cho biết.

Giới ngân hàng cho rằng, phản ứng của người dân Nga đã khiến áp lực đè nặng lên Rúp thêm phần căng thẳng, tạo ra một vòng luẩn quẩn xói mòn niềm tin vào đồng nội tệ.

Giới kinh doanh cũng “run rẩy”

Sự tác động trực tiếp và có tầm ảnh hưởng lớn của việc mất giá đồng Rúp chính là đối với toàn bộ nền kinh tế nói riêng và giới kinh doanh nói chung.

Những thông tin không mấy khả quan về đồng nội tệ đã khiến lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm nhảy 317 điểm cơ bản lên đỉnh kỷ lục 16,4% chỉ riêng trong phiên ngày 16/12.

Chỉ số RTS Index trên thị trường chứng khoán Nga tụt xuống đáy thấp nhất hơn 5 năm qua.

Đặc biệt, đối với ngành dầu khí, sản phẩm đóng góp hơn 1 nửa doanh thu cho Nga cũng rơi vào tình trạng thê thảm.

Giá dầu thô Brent tuột dốc không phanh, giảm giá đến 3,6% chỉ trong 16/12. Chốt phiên, giá dầu đứng ở mốc 58,86USD/thùng.

Việc giảm giá dầu này đã khiến nguồn thu cho ngân sách nhà nước thâm hụt mạnh, các khoản chi tiêu cho phúc lợi xã hội theo đó cũng sẽ bị giảm.

Sự sụp đổ chế độ kinh tế của Tổng thống Nga Putin 3

Khủng hoảng đồng rúp Nga đặt chính sách kinh tế của Moscow trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” - Ảnh minh hoạ: Reuters

Đồng Rúp giảm giá cũng khiến cho các khoản nợ bằng USD của các doanh nghiệp, các ngân hàng... trở nên nặng nề hơn. Các doanh nghiệp FDI cũng rơi vào tình trạng lao đao.

Cuối tuần qua, cùng với diễn biến xấu tại Nga, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's cũng đã cắt mức xếp hạng tín nhiệm đầu tư của nước xuống ví trí thứ hai từ dưới lên.

Trước đó, cả Fitch và Standard & Poor's (2 ông lớn trong việc xếp hạng tín dụng) cũng đã có những bước đi tương tự.

Đối với những người kinh doanh, việc mất giá thê thảm của đồng tiền Nga đã khiến cho những người làm nghề buôn bán, thương mại rơi vào tình trạng “dở khóc, dở cười”.

Hàng hóa khó bán ra, thậm chí là còn không bán được. Khi quy đổi gái trị thì hàng hóa đã mất gần phân nửa giá trị so với thời điểm cách đây mấy tháng.

Cộng thêm việc các chi phí cho sinh hoạt, đi lại tăng mạnh, nhiều người kinh doanh “méo mặt” đối với các khoản tiền, khoản nợ trước đó đã bỏ ra để đầu tư, kinh doanh.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters

Theo đánh giá của Bloomberg, kịch bản của cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra hồi năm 1998 đang xảy ra trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, có một vài sự khác biệt để đảm bảo cho các nước thoát khỏi khủng hoảng.

Việc đồng Rúp giảm giá hơn 50% kể từ đầu năm nay đã đưa ra một thách thức vo cùng to lớn lên chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nếu không có sự khôn khéo và chiến lược giải quyết khủng hoảng tốt, rất có thể, những thành tựu mà ông Putin xây dựng suốt 15 năm cầm quyền sẽ sụp đổ, theo Bloomberg ngày 17/12.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại