Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính cho biết, lộ trình trên xuất phát từ yêu cầu bảo hộ với mặt hàng trong nước.
Theo ông Tùng, ôtô sản xuất trong nước chủ yếu là các dòng xe có dung tích xilanh dưới 3.000cc nên thời gian xóa bỏ thuế nhập khẩu sẽ có lộ trình dài hơn, sau 13 năm từ khi cam kết TPP chính thức có hiệu lực.
Với những dòng xe có dung tích lớn hơn, lộ trình xóa thuế nhập khẩu là sau 10 năm kể từ khi TPP chính thức có hiệu lực.
Với ôtô cũ, ông Tùng cho hay trong TPP lần này, các nước đã đặt ra hạn ngạch với ôtô cũ là 66 chiếc trong năm đầu tiên TPP có hiệu lực và tăng dần tới 150 chiếc vào năm thứ 16.
Ngoài ra, nói về sự cạnh tranh khốc liệt về mặt hàng ô tô khi doanh nghiệp Việt phải cạnh tranh với những nước sản xuất ôtô hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ và Nhật Bản, ông Tùng nói:
“Thực ra chúng ta không quá lo ngại. Chúng ta sẽ mở cửa thị trường ôtô với Asean năm 2018 rồi. Nếu chúng ta vượt qua được mốc thời gian mở cửa này thì cũng ta không ngại bất kỳ thị trường nào”.
Nhận xét về chính sách với thị trường ôtô hiện nay, ông Tùng cho rằng khoảng mười mấy năm mới về lộ trình 0%.
“Vậy nên thời gian rất là dài, thừa để chúng ta phát triển. Quan trọng là chúng ta có chính sách để ôtô phát triển hay không.
Phát triển qua được thử thách mở cửa trong Asean thì chúng ta không ngại gì cả”, ông Tùng nói.
Nói về khoảng thời gian TTP có hiệu lực, thời gian chính thức TPP có hiệu lực, ông Vũ Nhữ Thăng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính chưa được xác định bởi các nước còn đang hoàn thiện thủ tục.
Tuy nhiên, ông Thắng dự kiến: TPP có thể sẽ có hiệu lực từ năm 2018!
Với thời gian dự kiến vào năm 2018, TPP có hiệu lực thì có nghĩa phải ít nhất hơn 10 nữa người dân Việt mới “sờ” vào được ôtô thuế nhập khẩu 0% từ các nước TPP Nhật Bản, Hoa Kỳ.