1. Nước Coca-Cola đã từng chứa cocaine
Tên Coca-Cola được ghép từ tên của hai thành phần chính tạo ra nó là: hạt cây cola và lá coca. Vấn đề ở đây là lá coca có chứa cocaine và trong thời kỳ công nghệ còn lạc hậu, quá trình Coke chiết xuất lá cây này để chế biến không thể tránh khỏi việc vẫn còn dư một lượng nhỏ cocaine.
Đến năm 1891, có nhiều cuộc tranh luận xảy ra xung quanh tác hại của cocaine chứa trong đồ uống, dù là một lượng nhỏ theo báo cáo của Coke tới sức khỏe con người. Những lùm xùm xung quanh vụ việc này khiến ban lãnh đạo Coke phải nghĩ đến phương án loại bỏ việc sử dụng lá coca trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, sau nhiều lần xem xét, nhận thấy việc tên sản phẩm là Coca-Cola mà không có thành phần của Coca có phần hơi vô lý chính vì thế, ý định này đã bị sớm loại bỏ.
Mãi đến năm 1929, Coca-Cola mới chính thức tuyên bố đã tìm ra công nghệ mới, loại bỏ được toàn bộ chất cocaine trong quá trình triết xuất lá coca.
2. Một tấm biển quảng cáo của Coca-Cola tại Úc bị thu hồi vì lý do có chứa hình ảnh khiêu dâm
Khoảng giữa thập niên 80, hàng ngàn tấm áp phích quảng cáo của Coca-Cola được phân phối cho cửa hàng, khách sạn và đại lý bán lẻ tại Sydney, Úc đã bị thu hồi và tiêu hủy toàn bộ vì lý do chứa hình ảnh nhạy cảm trên những viên đá nhỏ xung quanh chai Coca-Cola. Ngoài ra, những người trực tiếp liên quan đến việc thiết kế tấm quảng cáo này cũng bị buộc thôi việc và đưa ra tòa.
3. Coca-Cola từng bị tẩy chay vì theo chủ nghĩa chống Do Thái
Một vài thập kỷ trước, khi chủ nghĩa chống Do Thái tồn tại, các công ty tập đoàn lớn của Mỹ thường tránh đầu tư cũng như giao thương với các nước Ả Rập, đặc biệt là Israel. Dĩ nhiên, chính phủ Mỹ không ngăn cấm điều này, thậm chí việc tham gia tẩy chay hay chống phá Do Thái còn bị coi là hành vi phạm pháp tại nước này. Để lấy lý do chính đáng cho việc không kinh doanh và làm ăn với Israel, Coca-Cola cho mở nhà máy tại nước này, nhưng các hoạt động chủ yếu là để xuất khẩu và không phục vụ người dân bản địa.
Sự việc chỉ được phanh phui vào năm 1966. Kể từ đó, một số tổ chức Do Thái tại Israel đã đồng loạt tẩy chay CocaCola cho đến năm 1991.
4. Hình dáng chai CocaCola lấy cảm hững từ hạt Cacao
Vào năm 1915, chai nước soda của Coca-Cola có hình dáng giống hoàn toàn với những mẫu chai của các đối thủ khác trên thị trường, điểm duy nhất để người tiêu dùng nhận ra là phần nhãn hiệu bằng giấy xung quanh thân chai.
Tuy nhiên, nhận thấy các nhãn giấy rất dễ bong, mờ chữ…, ban lãnh đạo Coca-Cola quyết định tổ chức một cuộc thi thiết kế vỏ chai, ưu tiên đặc biệt với những thiết kế lấy cảm hứng từ cây coca hoặc cola, hai thành phần chính của sản phẩm.
Giám sát phòng đúc chai lúc đó là Earl Dean cùng đoàn thiết kế đã đi đến rất nhiều vùng đất để tìm hiểu về cây coca và cola nhưng đều không cho kết quả khả thi. Cho đến một ngày, khi họ nhìn thấy hình ảnh vỏ cây cacao, ngay lập tức ý tưởng về hình dáng có phần điệu đà của chai Coca-Cola ra đời và vẫn được sử dụng tới tận ngày nay.
5. Tên Coca-Cola dịch theo tiếng Trung Quốc ban đầu có nghĩa là “Ngựa cái bằng sáp”
Thời kỳ đầu gia nhập thị trường Trung Quốc những năm 1928, các ký tự tiếng Hoa đa dạng khiến ban lãnh đạo Coca-Cola khó khăn trong việc đưa ra tên dịch chính xác cho thương hiệu mình theo ngôn ngữ nước bản địa.
Dù vẫn muốn tên thương hiệu khi được phát âm phải là “ko-ka-co-la”, tuy nhiên, âm tiết “la” theo tiếng Trung Quốc thường có nghĩa là “sáp”, vì thế, khi ghép cùng những âm tiết phía trước đều cho ra những cụm từ vô nghĩa như “Ngựa cái bằng sáp”, “ngựa sáp phẳng”…
Cuối cùng, công ty đã quyết định để phiên âm thương hiệu thành “ke-kou-ke-le”, âm tiết “le” vừa có phiên âm là “thưởng thức”, lại vừa gần với phiên âm gốc. Dịch theo tiếng Trung Quốc từ phiên âm này, tên Coca-Cola có ý nghĩa: “Hãy để miệng được thưởng thức”.
6. Coca-Cola là một trong những nhà tài trợ chính cho Thế vận hội Olympics Sochi 2014
7. Martin Luther King từng kêu gọi tẩy chay Coca-Cola một ngày trước khi ông qua đời
Martin Luther King, người từng đoạt giải thường Noel Hòa Bình, đồng thời là một trong những nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng nhất nước Mỹ từng viết trong bài phát biểu được gửi đi vào ngày 3/4/1968, 1 ngày trước khi ông qua đời rằng: “Và như vậy, tôi muốn nói rằng, hãy ra khỏi nhà ngay trong tối nay và nói với hàng xóm của mình rằng, đừng bao giờ mua Coca-Cola nữa”.
Nguyên do của việc kêu gọi tẩy chay này là bởi, thời điểm đó, Coca-Cola có sự phân biệt chủng tộc rõ ràng khi đặt các nhà máy sản xuất với công nhân da trắng và da đen riêng biệt. Nghiêm trọng hơn, công ty công khai trả cho những công nhân da đen số lương ít hơn nhiều so với công nhân da trắng, trong khi công việc của họ là như nhau.
Đến năm 2000, Coca-Cola đã phải trả khoản tiền bồi thường là 192,5 triệu USD cho công nhân do bị cáo buộc phân biệt chủng tộc. Ở thời điểm hiện tại, sự việc đáng buồn này đã không còn xảy ra, và Coca-Cola đang được biết đến là một trong những công ty có nguồn lao động đa dạng nhất thế giới.
8. Coca-Cola từng xuất hiện trên thị trường như một loại thuốc bổ chữa được chứng nghiện moc-phin và bất lực ở nam giới
Vào năm 1885, một nhà thuốc tại Columbus đã nghiên cứu thành phần của nước Coca-Cola và chế tạo ra rượu coca. Loại rượu này sau đó được đăng ký bản quyển như một loại thuốc bổ có thể chữa được nhiều bệnh như: rối loạn thần kinh, nhức đầu, bất lực ở nam giới… Tuy nhiên, ngày nay, Coca-Cola chỉ đơn giản là loại đồ uống giải khát và không có bất kỳ tính năng chữa bệnh nào.
9. Tại Ấn Độ, Coca-Cola bị cáo buộc có chứa thành phần thuốc trừ sâu
Vào năm 2003, Trung tâm khoa học và Môi trường New Delhi đã công bố thông tin gây chấn động về việc nguồn nước mà Coca-Cola sử dụng để sản xuất có chứa chất có trong thành phần thuốc trừ sâu cao gấp 30 lần mức cho phép của EU (Để tạo ra 1 lít nước CocaCola, cần sử dụng 3,12 lít nước). Coca-Cola đã phủ nhận hoàn toàn việc này và mọi chuyện sau đó lắng xuống. Tuy nhiên, doanh số trong năm 2003 của hãng bị sụt giảm nghiêm trọng tới 11%.
10. Coca-Cola từng bị trỉ trích vì ủng hộ việc sử dụng nguồn nước lọc uống hàng ngày
Đầu năm 2000, chiến dịch tiếp thị sản phẩm mang tên “H2NO” được khởi động. Nội dung của chiến dịch này là nỗ lực thuyết phục người tiêu dùng thay thế các loại nước lọc sử dụng hàng ngày bằng các loại nước đóng chai, đồ uống không ga của hãng.
Ngoài ra, mục tiêu của chiến dịch là truyền đạt được kỹ năng bán hàng đến tất cả những nhân viên phục vụ nhà hàng trên khắp nước Mỹ để quảng bá, thuyết phục khách hàng sử dụng đồ uống của hãng thay nước lọc. Tuy nhiên, chưa kịp thực hiện, mục đích chiến dịch này đã bị phanh phui và nhận được chỉ trích nặng nề từ phía dư luận về tính phản khoa học và phi môi trường này.
Xem thêm clip quảng cáo độc đáo, hấp dẫn của Coca-Cola