Quạ, quạ đen, và những loài thuộc họ quạ khác đôi khi thường được gọi là những con vượn mang lông vũ.
Giống như linh trưởng, những con chim này cũng tụ thành một nhóm, sử dụng công cụ, giải quyết tình huống, nhận diện khuôn mặt, và tận hưởng một trò cười vui nhộn (đặc biệt là cái giá phải trả của lũ mèo ).
Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu đã công bố một loạt các thử nghiệm trong đó họ quạ cho thấy mức độ tự chủ tương đương với tinh tinh khi phải đối mặt với một nhiệm vụ mà chúng cần phải bỏ qua một phần thưởng nhỏ nhặt để có được thứ lớn hơn sau đó.
Các nhà nghiên cứu đã công bố một bản mô tả hấp dẫn về nghiên cứu của họ trên tạp chí Royal Society Open Science và báo cáo của họ đã thách thức một niềm tin lâu đời rằng cả khối lượng não tuyệt đối và tương đối đều tương quan với trí thông minh.
Loài người và lũ vượn sẽ chẳng còn có thể tự nhận rằng mình thông minh bởi mình có một bộ não lớn.
Thay vào đó, trích lời các nhà nghiên cứu, có nhiều khả năng trí thông minh bắt nguồn từ sự phức tạp của hệ thần kinh, cho dù đó là số lượng của tế bào thần kinh hay những kết nối giữa chúng.
Để đánh giá trí thông minh của quạ, các nhà nghiên cứu sử dụng một bài kiểm tra về mức độ tự chủ phổ biến với tên gọi “nhiệm vụ ống”.
Nó đã được thực hiện trên rất nhiều động vật, kể cả con người, và là một trong những cách cơ bản nhất để đánh giá những nguyên do cấp cao hơn.
Theo ghi chép của những nhà nghiên cứu, bài kiểm tra này “yêu cầu chọn ra từ những lựa chọn với những giá trị khác nhau liên quan tới một khía cạnh thời gian.” Nói cách khác, con vật sẽ cần phải đưa ra quyết định dựa trên một sự hiểu biết về thời gian
Con vật sẽ được đặt vào trong một ống đục mờ có lỗ ở hai đầu. Một người sẽ cho nó thấy việc anh hay cô ta đang đặt một miếng mồi ngon vào trong ống – với những con quạ, thức ăn thường sẽ là một miếng thịt ôi.
Khi con vật quen dần với ý tưởng lấy thức ăn từ lỗ hổng ở hai đầu ống, người thử nghiệm sẽ chuyển nó sang một ống trong suốt.
Lúc này, con vật sẽ phải đưa ra quyết định. Liệu nó sẽ chọn phần thưởng “nhanh chóng” bằng cách cố gắng lấy thức ăn qua vật liệu trong suốt của ống?
Hay nó sẽ dùng những gì đã học được và tiếp tục sử dụng lỗ hổng ở hai đầu? (Con vật vốn phải quen thuộc với vật liệu trong suốt trước khi thử nghiệm.)
Một con vật có ít tính tự chủ sẽ lựa chọn cách nhanh chóng cho dù nó đã học được ống này hoạt động như thế nào.
Con vật có tính tự chủ sẽ đánh giá tình huống và nhận ra rằng nó cần phải đi tới hai đầu ống và thò đầu ra ngoài để lấy thức ăn. Lựa chọn thứ hai tốn thời gian hơn, nhưng nó sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn việc đập đầu vào thành nhựa.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm nhiều nhóm các loài quạ khác nhau sử dụng nhiệm vụ ống và thấy được rằng chúng thực hiện nhiệm vụ đó tốt chẳng khác gì tinh tinh.
Những bộ não chim đó có thể nhỏ hơn và có cấu trúc khác hoàn toàn với não thú có vú, những dường như chúng suy nghĩ giống ta trên rất nhiều phương diện.
Không có tự chủ, nhà nghiên cứu động vật William Roberts phân tích, động vật sẽ luôn “mắc kẹt trong thời gian,” không thể đưa ra những quyết định cần tới kế hoạch cho tương lai. Như tinh tinh, quạ nhận thức được rằng kiểm soát ham muốn đôi khi lại là một điều tốt.
Báo cáo này cũng mô phỏng lại một phần của một nghiên cứu trước đó về sự tiến hóa của tự chủ trên một loạt các loài bao gồm tinh tinh và những loài chim không thuộc họ quạ.
Nghiên cứu trước đó kết luận rằng tinh tinh vượt trội chim bởi kích thước tuyệt đối của bộ não – và kích thước tương đối của bộ não – có tương quan với trí thông minh.
Ngoại trừ, như những gì các nhà nghiên cứu trong nghiên cứu mới này chỉ ra, nghiên cứu ban đầu không thử nghiệm với quạ, được cho là một trong những loài chim thông minh nhất.
Khi các nhà nghiên cứu mô phỏng lại thử nghiệm tự chủ, với quạ, họ khám phá rằng quạ có điểm số tương tự như tinh tinh. Họ viết:
“Loài quạ thực hiện ở một cấp độ tương đương với tinh tinh, cho dù kích thước tuyệt đối của não nhỏ hơn rất nhiều.
Não của một con tinh tinh lớn hơn tới 26 lần so với của quạ; tuy nhiên, cả hai loài đều thành công 100%. Quạ gáy xám còn thành công hơn cả khỉ bonobo hay dã nhân, cho dù có bộ não nhỏ hơn 70 tới 94 lần.
Rõ ràng, kích thước não tuyệt đối không thể dự đoán tổng thể về thần kinh ly tâm tự điều chỉnh trên một phạm vi rộng lớn của các loài động vật.”
Tuy vậy, quạ đen vẫn có kích thước não tuyệt đối lớn nhất trong họ quạ. Thế nên kích thước vẫn có thể quan trọng trong cùng một giống loài.
Tuy nhiên, kiểu nghiên cứu này cho thấy sự lặp lại là một trong những phần quan trọng nhất của những quy trình khoa học.
Nếu những nhà nghiên cứu này không mô phỏng lại nghiên cứu trước đó, ta sẽ chẳng bao giờ biết được kích cỡ của bộ não không phải là thứ duy nhất khiến cho động vật thông minh.
Theo Ars Technica.