Theo tờ Bulgarian Miliary, trong cuộc bầu cử sắp diễn ra, dữ liệu sơ bộ từ các cơ quan thống kê khác nhau khi theo dõi thái độ của người dân Thổ Nhĩ Kỳ, ứng viên Kulçdaroğlu đang dẫn trước đương kim tổng thống Erdogan một chút.
Mỹ đang sẽ theo dõi cuộc bầu cử với sự quan tâm lớn, khi ông Erdogan không phải là người mà Washington hài lòng. Khoảng cách lớn giữa Ankara và Washington đã lộ ra khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ý định mua hệ thống phòng không S-400 của Nga cách đây 4 năm.
Đáng chú ý, quyết định này được đưa ra sau khi tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ công bố mức giá quá cao và "lời đề nghị quá đáng" liên quan đến việc mua Patriot từ Mỹ.
Sau khi Ankara từ chối để ý đến các cảnh báo từ Washington, Nhà Trắng đã quyết định loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35. Tuy nhiên, ứng viên Kulçdaroğlu lại có đường lối khác.
Những tuyên bố mới nhất của ứng viên này có thể tương lai đưa đến mối quan hệ mới với Washington. Ông hứa với đảng của mình sẽ làm việc để có được những chiếc F-16 mới trong một thỏa thuận trị giá 20 tỷ đô la.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, ông Kulçdaroğlu muốn những chiếc F-35 bay trên bầu trời Thổ Nhĩ Kỳ. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là loại trừ khả năng hoạt động của S-400.
"Mối quan hệ tốt đẹp và những chân trời mới sẽ được nhìn thấy, đây là ý tưởng của ông Kulçdaroğlu đối với Washington", cố vấn về các vấn đề chính trị đối ngoại của ông Kulçdaroğlu đã bày tỏ quan điểm như vậy trên tờ Newsweek.
Tuy nhiên nhân vật trên thừa nhận rằng việc quay lại bàn đàm phán về F-35 là một nhiệm vụ khó khăn. Nhưng các nguồn tin ở Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng rằng bước đầu tiên sẽ là đưa nước này trở lại chương trình F-35.
Các cuộc đàm phán về F-35 với Washington sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục sản xuất các bộ phận cho máy bay chiến đấu của Mỹ.
Có rất nhiều logic khi thấy rằng Thổ Nhĩ Kỳ muốn quay trở lại chuỗi cung ứng mà không yêu cầu máy bay chiến đấu ngay lập tức. F-35 là tiêm kích thế hệ thứ năm, nhưng nó mở đường cho thế hệ chiến đấu cơ tiếp theo. Đây là những công nghệ hoàn toàn mới mà Thổ Nhĩ Kỳ không muốn bị thiếu hụt.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được trở lại chương trình tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II?
Trong trường hợp ông Kulçdaroğlu đắc cử, việc đàm phán giữa chính phủ mới của Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ sẽ thuận lợi hơn, điều này có thể xoa dịu Nhà Trắng và đưa Ankara trở lại chương trình F-35.
Trên thực tế, Washington chưa bao giờ tuyên bố dứt khoát rằng không còn chỗ cho Thổ Nhĩ Kỳ trong chương trình F-35. Theo các chuyên gia, một trong những điều kiện đầu tiên để họ quay trở lại là loại trừ S-400 của Nga khỏi mạng lưới phòng không.
Tuy nhiên, ứng cử viên Kulçdaroğlu cũng giữ im lặng về vấn đề liệu ông ta có đồng ý với hành động như vậy để ngồi lại đàm phán với người Mỹ hay không.
Theo các nhà phân tích, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ có thể đạt được một số thỏa thuận. S-400 đã được kích hoạt và đưa vào cấu trúc phòng không của đất nước. Nhưng Ankara vẫn có thể lùi một bước.
Điều này nghĩa là Ankara giữ lại S-400 nhưng không bao giờ sử dụng chúng trong các hoạt động phối hợp với các đối tác phương Tây. Mặc dù vậy, không rõ liệu động thái như vậy có làm hài lòng Washington hay không.
Đồng thời, các nhà phân tích địa phương nói rằng không nên sớm nói về thất bại của ông Erdogan, bất chấp sự dẫn trước của đối thủ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại có toàn bộ lợi thế để khai thác trong cuộc bầu cử sắp tới, điển hình như việc tận dụng sóng truyền hình quốc gia. Việc tăng lương trong vài tháng qua cho công chức và giảm giá một số mặt hàng là động thái đáng chú ý.
Vẫn chưa có gì rõ ràng, nhưng việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục được lãnh đạo bởi Tổng thống Erdogan - người đã bỏ qua các đối tác phương Tây nhằm củng cố quan hệ với Nga và Iran; hay đơn giản là Ankara sẽ có người đứng đầu sẵn sàng loại bỏ S-400 để nhận F-35, điều này sẽ sớm ngã ngũ.