Một số chuyên gia cho rằng các thành viên trong liên minh sẽ trở nên khăng khít hơn, đặc biệt là có sự gắn kết với cả nước Nga.
Có chuyên gia tin rằng, một liên minh giữa Nga, Đức và Pháp thời hậu Brexit là hoàn toàn có thể xảy ra.
“Rất có thể chính phủ Đức và Nga sẽ cùng nhau ký vào một hiệp ước mới có tầm quan trọng không kém Hiệp ước Rapallo, được ký kết bởi nước Đức và Liên Xô vào năm 1922”, nhà phân tích người Pháp Jean-Paul Baquiast nhận định.
Hiệp ước Rapallo có mục đích bình thường hóa quan hệ giứa Đức và Liên Xô, đồng thời “hợp tác trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu về kinh tế của hai nước”.
Ông Baquiast cho rằng, Moscow và Berlin có thể sẽ liên minh lại để cùng phát triển kinh tế.
“Nếu Pháp tránh xa liên minh này, đất nước sẽ trở thành một quốc gia có tầm ảnh hưởng hạn hẹp. Nhưng nếu trở thành một mắt xích trong nhóm nước Pháp – Đức – Nga, Pháp có thể tận dụng và phát huy những gì họ đang có để trở nên vững mạnh hơn”, chuyên gia người Pháp viết.
Trong khi rất nhiều quan chức vẫn tỏ ý muốn Liên minh Châu Âu tiếp tục tồn tại, nhiều người đã nghi ngờ về tính khả thi lâu dài của EU.
Thủ tướng Ba Lan Beata Szydlo cho rằng EU cần phải trở thành một liên minh ”đoàn kết, vững mạnh và gồm những quốc gia có chủ quyền”.
Phát biểu này cũng nhận được sự tác động từ các quan chức trong chính phủ Ba Lan.
Bên cạnh đó, các thành viên trong Nghị viện Châu Âu cũng nhấn mạnh rằng EU cần phải thực hiện những bước cải cách cần thiết để liên mình trở nên dân chủ hơn, đồng thời phải đạt được “những kết quả mà người dân mong đợi”.
Có thể thấy rằng, EU cần phải thay đổi để có thể tiếp tục tồn tại, nếu không Brexit sẽ chỉ là bước khởi đầu cho một cuộc đại khủng hoảng trong tương lai.