Kịch bản lừa trai ngoạn mục của cô gái đội lốt giáo viên mầm non

Feng Ling |

Chỉ đúng 32 ngày, cô gái giả là giáo viên mầm non đã lừa tiền thành công nhiều người. Đứng sau cô gái này là cả băng nhóm lừa đảo chuyên nghiệp.

Được sự hỗ trợ của cảnh sát thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và cảnh sát thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy Trung Quốc, công an thành phố Thâm Quyến đã triệt phá thành công một băng nhóm lừa đảo gồm 19 đối tượng.

Theo tìm hiểu chúng thu thập các chiêu trò trên mạng và viết thành một kịch bản sau đó tìm "diễn viên đóng phim", thông thường để "diễn" xong một kịch bản khiến nạn nhân cắn câu chỉ mất vẻn vọn 32 ngày.

Diễn viên chính của kịch bản này là cô gáo trẻ họ Uông giả danh "giáo viên tình nguyên vùng cao", nickname "Tình Tử". Tháng 12 năm 2018, "Tình tử" thông qua danh bạ chủ động kết bạn wechat với thanh niên trẻ họ Triệu, đồng thời tự giới thiệu mình là giáo viên mầm non. Không mảy may nghi ngờ, anh này nhấn nút đồng ý kết bạn.

32 ngày quen biết, nạn nhân cắn câu

Sau khi kết bạn, "Tình Tử" thường xuyên gửi cho anh video lên lớp của các em nhỏ vùng cao. Cô nói cô gái trong video chính là cô ở ngoài đời. Về phía anh thanh niên họ Triệu, anh cũng rất hay thấy "Tình tử" chia sẻ ảnh cô cùng với các em nhỏ chơi trò chơi trên timeline. Cứ như thế, ngày ngày nói chuyện chia sẻ qua Wechat, hai người trở nên thân thiết từ lúc nào cũng không biết.

Kịch bản lừa trai ngoạn mục của cô gái đội lốt giáo viên mầm non - Ảnh 1.

Ít lâu sau, cô này đột nhiên than khóc kể khổ với anh việc cô với bạn trai chia tay. Thấy vậy, anh liền vỗ về an ủi cô, thậm chí để dỗ cô vui, anh đã nhiều lần gửi lì xì qua Wechat cho cô.

Sau đó, "Tình tử" có nhắn với anh, cô muốn đến Vân Nam dạy học, nhân tiện rời khỏi đây để xốc lại tinh thần hậu chia tay. Anh cổ vũ cô, mong cô đến Vân Nam có thể bắt đầu một cuộc sống mới.

Ở đây, mỗi ngày cô rất chăm chỉ cập nhật tin tức, thường xuyên chia sẻ hình ảnh những em nhỏ khốn khó trên timeline. Cô còn nói sẽ cố gắng giúp đỡ bọn trẻ, mua đồ dùng hằng ngày, đồ dùng học tập mới cho chúng.

Ngày nọ, cô gửi tin nhắn cho anh, nói cô đang ở cửa hàng giày, cô muốn mua giày cho 38 em nhỏ, nhưng Wechat của cô hiện không thể thanh toán. Trước khi chia tay, tài khoản của cô mặc định là thẻ ngân hàng của bạn trai cũ, sau khi chia tay, hắn gỡ tài khoản đi đồng thời cũng hạn chế chức năng thanh toán qua Wechat của cô, trong khi phải mất vài ngày mới sửa được.

"Em vừa mượn được bạn bè một ít tiền, nhưng còn thiếu 500 NDT (khoảng 1 triệu 750 nghìn đồng), em gửi anh mã QR code của cửa hàng giày, anh trả giúp em được không? Cho em vay trước em sẽ trả lại anh sau". Nghe cô nói, anh này cũng không nghi ngờ gì lập tức chuyển tiền cho cô.

Kịch bản lừa trai ngoạn mục của cô gái đội lốt giáo viên mầm non - Ảnh 2.

Nơi hành nghề của băng nhóm lừa đảo

Về sau, cô năm lần bảy lượt vòi tiền anh này với đủ lý do khi thì tổ chức sinh nhật muốn chơi "trò chơi bằng hình ảnh", khi thì bạn thân bị bệnh khi thì cá cược với bạn bè, trước trước sau sau tổng cộng anh này đã chuyển cho cô khoảng 7000 NDT (khoảng hơn 24 triệu đồng).

Tuy nhiên đến khi anh này nhắn đòi cô trả lại tiền, cô tìm đủ mọi lý do "xù nợ", rồi nói xấu anh trên wechat. Lúc này, anh mới ngộ ra mình bị lừa. Ngày 26 tháng 2, anh đã đến đồn cảnh sát quận Long Hoa, thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc để trình báo.

Được tin báo, lực lượng chức năng đã lần ra khu vực nơi ẩn náu của băng đảng này khi chúng đang lên kế hoạch viết một kịch bản lừa đảo khác tại địa phận thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy.

Kịch bản được tiết lộ…..

Ngày 15 tháng 3, đội chuyên án đã bắt giữ toàn 32 nghi phạm đang ẩn náu trong một tòa nhà văn phòng tại thành phố Hợp Phì và thành phố Vũ Hán, tang vật thu được rất nhiều điện thoại, máy tính và kịch bản phạm tội.

Kịch bản lừa trai ngoạn mục của cô gái đội lốt giáo viên mầm non - Ảnh 3.

Cả nhóm bị công an bắt áp giải đi

Cảnh sát cho biết "trò chơi hình ảnh" anh Triệu nhắc đến là chiêu trò của bọn tội phạm. Lấy lý do tổ chức sinh nhật, người chơi gửi biểu tượng cảm xúc bằng hình ảnh trên đó có ghi các con số, sau đó yêu cầu người nhận chuyển khoản theo đúng con số được gửi đến. Lúc đầu, bọn chúng sẽ không vội mở lì xì nhận tiền, một phần để tránh bị đối phương nghi ngờ, một mặt để chờ đợi những con số mang ý nghĩa như 520, 1314, 3344; quan trọng hơn là sau 24h số tiền được tự động hoàn lại.

(520, 1314, 3344- Những con số này trong tiếng Trung khi đọc lên sẽ đồng âm với anh yêu em, một đời một kiếp, đời đời kiếp kiếp)

Khi gửi số này đi, chưa thấy đối phương có dấu hiệu chuyển khoản, băng nhóm sẽ tiếp tục gửi tin nhắn đến "kích" đối phương, "Em đang đánh cược với bạn, bạn trai người ta đã chuyển rồi, em không muốn bị mất mặt trước bạn bè".

Nghe đến đây, rất nhiều thanh niên trẻ vì sĩ diện liền lập tức chuyển khoản. Căn đúng thời điểm hoàn tiền, bọn chúng lúc này bọn chúng mới mở lì xì và cuỗm toàn bộ số tiền.

Theo lời khai của nghi phạm cô gái trẻ họ Uông, những chiêu trò này được tìm thấy trên mạng qua biên tập thêm mắm thêm muối viết thành một kịch bản hoàn hảo. Sau đó, bọn chúng tuyển nhân viên về yêu cầu họ nói chuyện với nạn nhân theo đúng kịch bản đã giao.

Theo đúng kế hoạch, chỉ cần 32 ngày, băng nhóm lừa đảo này sẽ lấy được lòng tin và sự đồng cảm của nạn nhân, sau đó nạn nhân cứ thế ngoan ngoãn bỏ tiền túi ra chuyển khoản cho bọn lừa đảo.

Được biết, tính từ đầu tháng 11 năm 2018, băng nhóm này đã lừa được tổng cộng 150 người, số tiền lừa được lên đến gần 100 vạn NDT (khoảng hơn 3 tỷ đồng). Hiện cả băng nhóm này đã bị bắt áp giải về Thâm Quyến, tiếp tục xét xử làm rõ.

Theo Southern Metropolis, Daily News


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại