Không riêng ông Trump, ông Obama và nhiều tổng thống Mỹ khác cũng phải vất vả chống lại Quốc hội

Linh Anh |

Ông Donald Trump không phải tổng thống Mỹ đầu tiên chống lại các trát đòi điều trần mà Quốc hội Mỹ đưa ra nhằm vào những người có liên quan tới mình.

Năm 1924, một Ủy ban Thượng viện chịu trách nhiệm điều tra bê bối hối lộ Teapot Dome có liên quan tới Tổng thống Warren G. Harding. Họ đã đưa trát đòi Mal Daugherty, chủ tịch một ngân hàng và anh trai ông ta, Harry Daugherty – người có kế hoạch từ chức Tổng chưởng lý.

Khi Mal không xuất hiện, Thượng viện Mỹ yêu cầu bắt giữ nhân vật này. Tuy nhiên, Mal đã thách thức việc bắt giữ ông và cho rằng Thượng viện Mỹ vượt quá thẩm quyền.

Tòa án Tối cao không đồng ý. Theo đó, cơ quan này cho rằng Quốc hội Mỹ có thẩm quyền buộc một người phải đưa ra lời khai dù người đó là ai. Đó là một nhiệm vụ giúp cơ quan này thực thi các quyền lập pháp. Việc điều tra để làm rõ hành vi sai trái hoặc tội ác của một viên chức nhà nước không phải là lý do hợp lệ để phản đối. Tuy nhiên, đó cũng không phải thứ bất khả bất tuân.

Trở lại với hiện tại, Tổng thống Donald Trump đã kiện hai ngân hàng để ngăn họ tuân thủ trát hầu tòa của Hạ viện Mỹ và yêu cầu tòa án liên bang ngăn chặn một công ky kiểm toán khác được Tập đoàn Trump thuê. Ông Trump tuyên bố sẽ chiến đấu với trát đòi điều trần với Don McGahn, một cựu cố vấn Nhà Trắng và ra lệnh cho một quan chức người chịu trách nhiệm giám sát an ninh của Nhà Trắng không tuân thủ trát đòi điều trần khác. Nhiều trát điều trần có thể tới sau đó.

Ủy ban Tài chính và Thuế vụ (Ways and Means Committee) của Hạ viện Mỹ muốn ông Trump cung cấp các tờ khai thuế nhưng ông đã từ chối. Ủy ban Tư pháp Hạ viện có thể thấy William Barr, Tổng chưởng lý của ông Trump, tỏ ra khinh thường Quốc hội vì bỏ qua trát đòi điều trần của Quốc hội vào thời điểm báo cáo của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller chưa được công bố.

Như những ví dụ trên cho thấy, trát đòi điều trần của Quốc hội Mỹ không phải toàn năng. Nhiều Tổng thống Mỹ đã chiến đấu với chúng theo những cách khác nhau với những lý do khác nhau. Với người bình thường, phớt lờ trát hầu tòa có thể bị phạt tiền, thậm chí là ngồi tù. Tuy nhiên, điều này có vẻ khó hơn với các quan chức hành pháp.

Không riêng ông Trump, ông Obama và nhiều tổng thống Mỹ khác cũng phải vất vả chống lại Quốc hội - Ảnh 1.

Andrew Wright, cố vấn của Tổng thống Barack Obama, người đang làm việc cho công ty luật k&l Gates, nhận định rằng, việc giám sát của Quốc hội là một tiến trình hợp pháp và thường được giải quyết nhanh chóng. Điều này có nghĩa là Tổng thống Trump không thể dễ dàng phớt lờ chúng dù ông cáo buộc Hạ viện Dân chủ dùng trát đòi điều trần một cách không công tâm.

Quốc hội có thể buộc những người phớt lờ trát điều trần tội khinh miệt nhưng nó đòi hỏi cần có số phiếu áp đảo trong một cuộc bỏ phiếu. Biến điều này thành sự thật là điều khó khăn. Kể từ năm 1935 đến nay, việc Quốc hội Mỹ yêu cầu dùng cảnh sát vũ trang để bắt giữ những người không tuân thủ trát hầu tòa đã không được sử dụng.

Khinh thường Quốc hội là tội phạm liên bang ở Mỹ kể từ năm 1857. Tuy nhiên, Tổng chưởng lý Barr dường như sẽ không chấp thuận việc truy tố ông chủ Nhà Trắng hay bất cứ ai tuân lệnh ông Trump, bao gồm cả bản thân ông.

Tuy nhiên, Quốc hội có thể yêu cầu một tòa án liên bang buộc những người nhận trát phải tuân thủ. Tuy nhiên, điều này có thể mất thời gian. Vào tháng 10/2011, Eric Holder, Tổng chưởng lý của ông Barack Obama đã nhận trát điều trần của Quốc hội. Ông Obama cố gắng ngăn chặn nó bằng việc tuyên bố đặc quyền hành pháp vào tháng 6/2012. Một tòa án đã bác bỏ yêu cầu của Tổng thống Obama nhưng phán quyết được đưa ra vào tháng 1/2016.

Những bế tắc hiện tại với chính quyền của ông Trump có thể kết thúc nhanh hơn vì hai lý do. Đầu tiên, nhiều mối quan tâm chính đáng khiến tòa án buộc phải dành thời gian giải quyết hơn so với thời kỳ ông Obama hay ông Bush còn làm tổng thống.

Thứ hai, như giáo sư luật Đại học Texas Stephen Vladeck lý giải, sự phản đối của ông Trump với từng trường hợp cụ thể được hợp lý hóa sau khi vụ việc đã xảy ra, điều khiến tòa án có thể nhanh chóng bác bỏ.

Tuy nhiên, cuộc chiến pháp lý vẫn mất thời gian để phân xử. Điều đó gây khó chịu cho đảng Dân chủ nhưng lại phù hợp với ông Trump một cách hoàn hảo. Những người ủng hộ ông Trump tán thưởng điều đó và ông Trump lại là người thích thách thức hơn là tìm các sự thỏa hiệp về pháp lý.

Một yếu tốt khác là sự mặn mà với các vấn đề chính trị sẽ giảm theo thời gian. Trát hầu tòa của Quốc hội sẽ hết hiệu lực khi Quốc hội hiện tại hết nhiệm kỳ, biến nó trở nên vô giá trị. Hạ viện Mỹ có 435 thành viên và nhiệm kỳ của họ là 2 năm. Trong khi đó, Thượng viện Mỹ có tổng cộng 100 thượng nghị sĩ, phục vụ theo nhiệm kỳ 6 năm.

Hiện tại, Thượng viện Mỹ vẫn do người Cộng hòa, đảng của Tổng thống Trump kiểm soát. Ông Trump đang gặp nhiều vấn đề với Hạ viện Mỹ, vốn do người Dân chủ lãnh đạo sau khi họ thắng trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11 năm ngoái.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại