Không phải túi hàng hiệu, trái cây mới là mặt hàng xa xỉ trong mắt người Nhật

Q.H |

Được trang trí nội ngoại thất đẹp như một nơi bán đồ trang sức, nhưng thực tế, cửa hàng Sembikiya ở Tokyo lại chỉ bán trái cây. Khác với thế giới, người Nhật coi trái cây là hàng hóa xa xỉ, chứ không phải những món đồ thời trang hàng hiệu.

Sembikiya là nhà bán lẻ thực phẩm nổi tiếng ở Nhật. Đến với các cửa hàng Sembikiya, khách có thể mua được những quả dưa hấu hình trái tim hay nho Ruby Roman, dù với giá cả rất đắt đỏ. Tất nhiên, Sembikiya không chơi trội kiểu một mình một giá, mà trên khắp nước Nhật, ở đâu trái cây cũng có giá cao như thế, một điều tưởng như bất thường mà lại bình thường trong lòng quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Những sản phẩm trái cây của Nhật thường gắn liền với mức giá hàng chục ngàn USD, thậm chí chúng là món hàng thường xuyên được bán đấu giá. Vào năm 2016, một cặp dưa Hokkaido được trả giá kỷ lục tới 3 triệu Yên (tương ứng 27.240 USD hay gần 600 triệu đồng).

Không phải túi hàng hiệu, trái cây mới là mặt hàng xa xỉ trong mắt người Nhật - Ảnh 1.

Quả dâu có giá tới 4.400 USD.

Để tạo ra ngành kinh doanh trái cây đắt đỏ không thể không kể tới công sức, kỹ thuật mà người nông dân Nhật đã phát triển qua hàng thế kỷ. Ông Okuda Nichio chỉ vào quả dâu tây nữ hoàng (tiếng Nhật thường gọi là Bijin-hime) có kích cỡ bằng quả bóng tennis thường bán với giá 500.000 yên/quả (tức gần 4.400 USD hay 100 triệu đồng) và cho biết ông đã mất tới 15 năm để nghiên cứu ra cách trồng thành công.

"Rất khó để dâu tây có được hình dạng này. Mỗi quả dâu mất 45 ngày trồng và thu hoạch. Tôi sẽ không bao giờ tiết lộ chính xác phương pháp để trồng ra nó, vì đó là bí quyết cần được giữ kín".

Giá dâu rất đắt, nhưng mỗi năm, ông Okuda Nichio chỉ thu hoạch khoảng 500 quả mỗi năm. "Hạn chế" là chiến lược của những người nông dân Nhật để luôn giữ giá trái cây ở mức tối đa có thể. Giống như ông Okuda Nichio, trang trại cung cấp nho Ruby Roman cũng chỉ bán 2.400 chùm mỗi năm.

Không phải túi hàng hiệu, trái cây mới là mặt hàng xa xỉ trong mắt người Nhật - Ảnh 2.

Nho Ruby Roman là giống nho đắt đỏ nhất thế giới được trồng tại Nhật.

Phát ngôn viên của Ruby Roman cho biết, đơn vị này phát triển giống nho đặc biệt là nhằm lấp đầy khoảng trống trong thị trường trái cây cao cấp của Nhật. Giống y như cái tên "ngọc quý", giá mỗi chùm nho có thể đạt mức tối thiểu 880 USD. Năm ngoái, một siêu thị đã chi khoảng 9.700 USD để mua được chùm nho Ruby Roman đầu tiên trong mùa thu hoạch, trung bình 320 USD/quả.

"Trái cây cao cấp được đối xử một cách đặc biệt trong văn hóa châu Á, nhất là tại Nhật", Soyeon Shim, hiệu trưởng trường School of Human Ecology thuộc đại học Wisconsin-Madison nói với CNN. "Đây không phải là kết quả từ chế độ ăn kiêng, mà quan trọng hơn, nó là mặt hàng xa xỉ với người Nhật do vai trò là phần không thể thiếu trong nghi lễ và văn hóa tặng quà của người Nhật".

Với người Nhật, ngoài giá trị dinh dưỡng vốn được các nhà khoa học phương Tây khẳng định, trái cây còn là kết tinh của các vị thần cây sống xung quanh họ. Từ đó, tặng trái cây là trở thành biểu tượng cho lòng tôn trọng trong xã hội xứ sở anh đào.

"Nhìn vào giỏ trái cây mà người Nhật mua có thể thấy được sự kính trọng của người trao với người nhận như thế nào. Vì thế, việc đóng gói rất quan trọng. Trái cây thậm chí được đối xử như những món đồ trang sức, có gói và hộp gỗ trang trí riêng", Ken Gehrt, giáo sư marketing tại Đại học San Jose State, California, cho biết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại