Giống như nhiều công trình bí ẩn khác thời cổ đại, công trình cự thạch Stonehenge (hàng rào đá) là một trong số những điều huyền bí thách thức giới khoa học ngày nay.
Stonehenge - công trình cự thạch bí ẩn thách thức giới khoa học
Đây là một công trình gồm các khối cự thạch được xếp với nhau thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ đồng (với nhiều công trình từ năm 3100 TCN đến 2400 TCN) gần Amesbury ở Anh, thuộc hạt Wiltshire, 13 km về phía bắc Salisbury.
Stonehenge ở Anh. Ảnh:Shutterstock
Giống như bí ẩn về việc xây dựng các kim tự tháp ở Ai Cập, phương pháp mà người cổ đại sử dụng để vận chuyển những khối đã lớn khổng lồ lại với nhau và sắp xếp chúng vẫn là điều bí ẩn nhất của Stonehenge.
Những khối đá cự thạch này nặng tới 25 tấn, với chiều cao 9 m (khối đá này được gọi tên là sarsens) được tin là có nguồn gốc ở Marlborough Downs, cách địa điểm Stonehenge 32 km về phía Bắc.
Chú thích: Sarsen hay còn gọi là các khối đá sa thạch, được tạo nên do hiện tượng cát kết hàng triệu năm trước trên lớp đá phấn, rồi bị băng cuốn đi trong thời kỳ băng hà.
Xem video:
Công trình Stonehenge. Nguồn: Dailymail
Không những thế,việc nâng các khối đá nặng hàng tấn tới chục tấn để chồng lên nhau từ hàng ngàn năm trước với kỹ thuật thô sơ thời kỳ đồ đá hay đồ đồng lại càng trở nên bí ẩn. Đó cũng chính là lý do Stonehenge được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1986.
Giả thuyết điên rồ về cách thức các khối cự thạch được di chuyển
Một nhà khoa học người xứ Wale có tên Brian John đã đưa ra một giả thuyết xung quanh "thần thoại" về Stonehenge mà cụ thể hơn là giải thích của ông về cách mà các khối đá được di chuyển tới đây từ 500.000 năm trước.
Ông tin rằng đây là lời giải đáp cho bí ẩn các khối đá xanh được chuyển từ một mỏ đá thuộc xứ Wale nằm ở phía nam nước Anh, cách Stonhenge 225 km. Và lời giải đáp mà ông đưa ra cũng rất... điên rồ!
Các sông băng đã giúp di chuyển các khối sa thạch. Ảnh: Shutterstock
Theo đó, bằng chứng ma ông đưa ra cho thấy một kịch bản mà các khối đá xanh được di chuyển tới vị trí ngày nay là do một khối băng hà 500.000 năm trước. Những bằng chứng mà ông đưa ra được viết lại trong cuốn sách The Stonehenge Bluestones của mình.
Ông cho biết các khối cự thạch được các sông băng chuyển đến Salisbury Plain và ở lại đó sau khi băng tan đi, như vậy đây là công trình mang tính tự nhiên nhiều hơn là do con người tạo nên, phá tan các bí ẩn trước đó xung quanh Stonehenge.
Con người chỉ góp phần gọt đẽo ngay ngắn theo hình dáng vuông góc với các kỹ thuật trong nghề mộc như mộng ghép, rầm gỗ cơ bản nhất.
Một giả thuyết khác...
Trước đó, vào năm 1994, nhà khảo cổ học Julian Richards và kỹ sư Mark Whitby đã thử nghiệm mô hình bằng đá để mô phỏng cách thức vận chuyển đá bằng cách bẫy đá lên một nôi gỗ, buộc dây thừng vào nôi rồi dựa vào sức kéo của rất nhiều người để di chuyển.
Cách xây dựng Stonehenge. Ảnh: Forces
Phía dưới nôi gỗ là các ray gỗ bôi trơn để làm giảm ma sát, kết quả chỉ cần 130 người tình nguyện, các khối đá đã được di chuyển dễ dàng với tốc độ 1km/ngày, nếu là địa hình đồi dốc thoai thoải thì có thể lên tới 10 km/ngày.
Công việc cuối cùng sau khi chuyển đá tới địa điểm là dựng đá thẳng đứng lên, xếp chúng chồng lên nhau, giả thuyết đưa ra là họ đã đào trước 1 cái hố để cho các khối đá trượt vào, rồi chèn các khối đá nhỏ hơn bên dưới.
Điều khó khăn nhất có lẽ là kéo một khối cự thạch làm rầm đỡ chồng lên trên khối đá đã dựng đứng trước đó bằng cách bẩy đá lên 1 cạnh, sau đó lên cạnh khác trên 1 giàn giáo nâng làm bằng gỗ chất đống.
Bài viết được dịch từ các nguồn: Dailymail, Livescience, Sciencealert