Khí tài lạ "dung hợp" từ xe bọc thép, súng cối, máy tính bảng và drone có phải là sáng kiến?

Quế Mai |

Trong các cuộc xung đột hiện đại, hỏa lực súng cối được hiệu chỉnh bởi các máy bay không người lái cỡ nhỏ (drone) được đánh giá là vũ khí nguy hiểm đối với bộ binh đối phương.

Tuy nhiên nhược điểm của súng cối khá rõ ràng - tầm bắn ngắn buộc chúng phải ở rất gần chiến tuyến, làm tăng đáng kể rủi ro bị phản pháo. Nhiều lực lượng vũ trang đã kết luận rằng các khẩu đội súng cối phải có khả năng cơ động cao.

Và dựa trên nhận định này vào năm 2007, Quân đội Thái Lan đã đặt hàng Ukraine phát triển cối tự hành 81 mm trên khung gầm xe bọc thép chở quân BTR-3 và sản phẩm sau đó được gọi là BTR-3M1.

Khí tài lạ dung hợp từ xe bọc thép, súng cối, máy tính bảng và drone có phải là sáng kiến? - Ảnh 1.

Nói một cách đơn giản, BTR-3M1 là một chiếc BTR-3 với phần vỏ giáp phía sau được mở rộng, tạo thành một khoang chứa khẩu đội súng cối.

Xe được trang bị súng cối 81 mm KBA48M (được sửa đổi từ 2B14 của Liên Xô) có tầm bắn tối đa 3,9 km, tốc độ bắn lên tới 20-22 phát/phút cùng cơ số đạn ấn tượng - 80 viên.

Hóa ra cối tự hành kiểu này rất đáng tin cậy - nó cho phép khẩu đội cối di chuyển, khai hỏa và sau đó nhanh chóng thay đổi vị trí bắn, đồng thời cung cấp khả năng bảo vệ nhất định.

Người Thái tỏ ra hài lòng với BTR-3M1 tới mức đã đặt hàng thêm một biến thể cối tự hành với cỡ nòng lớn hơn 120 mm, tầm bắn xa hơn 7,1 km tuy nhiên cái giá phải trả là tốc độ bắn giảm xuống còn 13-15 phát/phút và cơ số đạn còn 40 viên. Nó được gọi là BTR-3M2.

Khí tài lạ dung hợp từ xe bọc thép, súng cối, máy tính bảng và drone có phải là sáng kiến? - Ảnh 2.

Với việc BTR-3M1 và đặc biệt là BTR-3M2 được cho là các dự án thành công, nhiều người đã nhận định rằng mô hình này có thể nhanh chóng áp dụng với lượng lớn xe bọc thép kỹ thuật MT-LB để tạo ra một cối tự hành uy lực với cỡ nòng 120 mm.

Và mặc dù không thể có hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại như những người tiền nhiệm, khí tài có thể được hiệu chỉnh bởi drone kết hợp với máy tính bảng (tablet) gắn bên trong xe.

Vậy đây có phải là sáng kiến và liệu điều này có thể áp dụng thành công hay không?

Khí tài lạ dung hợp từ xe bọc thép, súng cối, máy tính bảng và drone có phải là sáng kiến? - Ảnh 3.

MT-LB được Liên Xô và các nước khối Hiệp ước Warsaw đưa vào trang bị những năm 1970. Mặc dù được sản xuất với số lượng lớn nhưng xe bọc thép này chỉ được vũ trang bằng súng máy PKT 7,62 mm.

Theo nhà phân tích Serge Marzhetsky, ý tưởng này không mới - các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw cụ thể là Quân đội Nhân dân Bulgaria (BNA) cũng đã từng thử nghiệm điều này.

Bản thân Liên Xô cũng đã sản xuất 36 đơn vị cối tự hành 82 mm 2S24 (định danh 2K32 "Deva") trên khung gầm MT-LB nhằm trang bị cho lục quân.

Nhưng sau đó người Nga đã quyết định chuyển chúng cho Vệ binh Quốc gia (Rosgvardiya), một lực lượng bán vũ trang.

Khí tài lạ dung hợp từ xe bọc thép, súng cối, máy tính bảng và drone có phải là sáng kiến? - Ảnh 5.

2K32 "Deva" trong một cuộc tập trận của Quân đội Nga.

Nhà phân tích Nga cho rằng việc khẩu đội súng cối được bảo vệ và có khả năng cơ động là rất cần thiết.

Không chỉ Quân đội Thái Lan mà nhiều lực lượng chính quy và phi chính quy khác cũng đã chế tạo khí tài kiểu này bằng những thứ có sẵn như xe bán tải và "điều này nói lên rất nhiều điều".

Đồng thời ông Marzhetsky cho rằng sáng kiến trang bị súng cối để tận dụng MT-LB và các xe bọc thép cũ không hề có khó khăn về kỹ thuật.

Và đây rõ ràng là một giải pháp đáng để cân nhắc khi chiến trường hiện đại đã hoàn toàn khác trước đây.

Khí tài lạ dung hợp từ xe bọc thép, súng cối, máy tính bảng và drone có phải là sáng kiến? - Ảnh 7.

2K32 "Deva" trong một cuộc tập trận của Quân đội Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại