“Khi nào 19-1=20?” Ứng viên trả lời khôn khéo đánh bại các đối thủ được vào làm luôn

Đinh Anh |

Nhiều người sẽ nghĩ rằng đây là một phép tính không thể tồn tại. Song ứng viên này vẫn có cách trả lời thuyết phục chứng minh được 19-1=20 là đúng.

Giữa cơn bão sa thải đang càn quét mọi ngành nghề, tìm được một công việc ưng ý với mức lương phù hợp trở thành vấn đề khó khăn với nhiều người. Về phía những nhà tuyển dụng, do hạn hẹp về chi phí lương nên họ cũng đưa những yêu cầu khắt khe hơn nhằm tìm được những ứng viên tốt nhất.

Vì thế, cơ chế tuyển dụng trong doanh nghiệp cũng ngày càng đa dạng hơn. Ngoài các câu hỏi về trình độ học vấn, kinh nghiệm hay mức lương mong muốn, không ít nhà tuyển dụng đưa ra những đề bài không liên quan đến chuyên môn nhưng lại có khả năng kiểm tra phản ứng của ứng viên. Câu hỏi hóc búa dưới đây là một ví dụ điển hình.

Khương Ngân - một nữ sinh vừa tốt nghiệp đại học cách đây không lâu đã gặp phải câu hỏi oái oăm khi tham phỏng vấn tại một công ty truyền thông. Trải qua nhiều vòng đánh giá năng lực, cô cùng 2 ứng viên khác xuất sắc lọt vào vòng phỏng vấn trực tiếp với ban lãnh đạo công ty.

Sau khi xem xét hồ sơ và hỏi một số câu liên quan đến kinh nghiệm và công việc, bạn lãnh đạo nhận thấy cả 3 người đều có năng lực tốt. Tuy nhiên, vị trí cần tuyển chỉ có một vậy nên người có phần thể hiện tốt nhất trong buổi phỏng vấn này sẽ là người được chọn.

Để đánh giá được khả năng phản ứng của ứng viên, họ đã đưa câu hỏi cuối cùng: "Khi nào 19-1=20".

“Khi nào 19-1=20?” Ứng viên trả lời khôn khéo đánh bại các đối thủ được vào làm luôn - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Ngay khi nghe câu hỏi này, cả 3 ứng viên đều cảm thấy hoang mang khi không hiểu chủ đề có liên quan gì đến chuyên môn hay đem lại lợi ích gì cho công việc sau này. Tuy nhiên, vì đây là vòng phỏng vấn cuối nên dù cảm thấy vô cùng khó hiểu thì Khương Ngân cũng như các ứng viên còn lại đều cố gắng suy nghĩ để có được câu trả lời thông minh nhất.

Ứng viên đầu tiên đáp: "Tôi không nghĩ câu hỏi này khó. Câu trả lời của tôi là khi đặt bút ghi phép tính 19-1=20 thì 19-1 sẽ bằng 20".

Người phỏng vấn nghe xong chỉ lắc đầu, sau đó ra hiệu cho ứng viên tiếp theo trả lời. Người thứ 2 tỏ ra rất run, cô ấp úng nói: "Xin lỗi, tôi đã cố gắng suy nghĩ nhưng 2 phút dường như không đủ để tìm ra đáp án. Làm ơn hãy cho tôi thêm một chút thời gian!".

Dù trông cô khá tội nghiệp nhưng người phỏng vấn không hề mềm lòng, anh xua tay và gọi Khương Ngân tiếp tục trả lời.

Khương Ngân đã trả lời một cách hết sức bình tĩnh: "Câu hỏi này quá đơn giản. Chìa khoá để giải câu hỏi này là bước ra khỏi lối tư duy thông thường. Khi viết 19 theo số La Mã, bạn sẽ được IXX. Nếu thực hiện trừ 1 theo cách bớt đi một gạch trong số XIX, bạn sẽ chỉ còn XX, tức 20. Vậy là mệnh đề đã được thiết lập".

Không cần suy nghĩ nhiều cũng biết Khương Ngân đã thành công nhận được việc. Người phỏng vấn cũng giải thích lý do vì sao ứng viên thứ nhất và thứ hai bị loại, chỉ duy nhất Khương Ngân được chọn. Theo đó, ứng viên một quá cứng nhất và không có sáng tạo, điều này là tối kỵ với ngành truyền thông. Ứng viên thứ hai thì thao tác quá chậm chạp nên cũng không phải là người thích hợp với công việc đòi hỏi sự nhanh nhạy này.

“Khi nào 19-1=20?” Ứng viên trả lời khôn khéo đánh bại các đối thủ được vào làm luôn - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Theo phân tích của nhà tuyển dụng này, đôi khi có một số trường hợp, bạn cần có cách tiếp cận vấn đề và hướng giải quyết mới thay vì mãi đi vào lối mòn. Ngoài ra người này cũng dành lời khuyên cho các ứng viên có thể ứng tuyển hành công khi gặp phải những câu hỏi "lắt léo" tương tự.

Điều đầu tiên là phải cẩn trọng và chú ý đến từng lời người phỏng vấn nói. Bởi có thể buổi phỏng vấn là cơ hội duy nhất và cuối cùng để bạn ứng tuyển vào doanh nghiệp này, vậy nên việc cẩn thận trong hành động, suy nghĩ thể hiện bạn là người vô cùng trân trọng cơ hội của mình.

Điều thứ 2 là hãy thoát khỏi suy nghĩ coi mọi thứ là điều hiển nhiên. Các ứng viên trả lời sai cũng là bởi họ bị kinh nghiệm trong quá khứ đánh lừa, vậy nên càng dễ "sập bẫy" của người phỏng vấn. Ngoài việc vận dụng trải nghiệm của bản thân, hãy nghĩ đến việc giải quyết vấn đề mới mẻ, sáng tạo để bản thân khác biệt so với các đối thủ khác.

Thêm nữa, với những câu hỏi lập dị này điều mà nhà tuyển dụng muốn hướng đến là xem cách phản ứng của bạn với những tình huống không dự tính trước. Bằng cách này, họ hy vọng sẽ thấy được tính cách và con người của bạn.

Không như các câu hỏi phỏng vấn khác, bạn sẽ không có được một câu trả lời chính xác 100% với những tình huống hóc búa này. Vì vậy bạn đừng ngại ngần suy nghĩ theo cách đặc biệt.

Do đây là những câu hỏi để dự đoán tính cách và giá trị của ứng viên nên hãy thành thật với chính mình khi trả lời.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại