Khi cháy nhà cao tầng, nên chạy lên trên hay chạy xuống dưới? Những kỹ năng này ai cũng cần biết

Thu Phương (tổng hợp) |

Có 4 phương pháp thoát hiểm phổ biến trong một vụ cháy, người dân cần tránh để rơi vào hoảng loạn, cần bình tĩnh để xử lý các tình huống.

Theo thông tin từ Báo Dân Sinh, cơ quan của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong những năm gần đây, bình quân mỗi năm nước ta xảy ra khoảng 2000 vụ cháy, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cả về người và của. Hỏa hoạn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là từ những sự cố xảy ra với chính các thiết bị trong gia đình như chập cháy dây diện, cháy, nổ các thiết bị gia dụng hoặc do người dùng bất cẩn khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt...

Nhận thấy điều này, nhiều thông tin hay các lớp giáo dục, giúp người dân nâng cao nhận thức về công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ (PCCC - CNCH), hay những kỹ năng quan trọng giúp thoát hiểm, đã được tổ chức. Tuy nhiên, trên thực tế, một số thông tin quan trọng liên quan đến công tác thoát hiểm trong quá trình xảy ra hỏa hoạn, vẫn chưa được người dân hiểu đúng và nắm rõ.

Ví dụ chính là việc lựa chọn lối thoát hiểm. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, có thể góp phần giúp các nạn nhân phần nào được an toàn hơn, giảm thiểu rủi ro trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, cháy nhà.

Khi cháy nhà cao tầng, nên chạy lên trên hay chạy xuống dưới? Những kỹ năng này ai cũng cần biết - Ảnh 1.

Lựa chọn lối thoát hiểm là một quyết định vô cùng quan trọng khi xảy ra hỏa hoạn (Ảnh minh họa)

Khi đám chảy xảy ra trong một ngôi nhà, đặc biệt là ở các ngôi nhà nhiều tầng, tòa nhà cao tầng, nhiều người sẽ thắc mắc, vậy nên chạy xuống những tầng thấp hơn, tầng 1 hay nên chạy lên những tầng cao, tầng thượng mới là phương án đúng? 

Trên thực tế, để xác định lối thoát hiểm phù hợp, người dân phải nắm rõ và đúng tình hình tại thời điểm đó.

Có hỏa hoạn nên chạy lên trên hay chạy xuống dưới?

Đầu tiên, người dân cần xác định rõ vị trí ngọn lửa đang bùng phát, từ đó có thể lựa chọn được lối thoát hiểm phù hợp, an toàn. 

Về cơ bản, có 4 phương án thoát nạn phổ biến, bao gồm thoát lên trên, thoát xuống dưới, chờ cứu hộ tại chỗ và lánh nạn gần đó.

Đặc điểm chính của các vụ cháy nhà cao tầng là tốc độ lan rộng rất nhanh. Hầu hết các tòa nhà đều trang bị hệ thống giếng khoan, trục thang máy hay đường ống thoát khí. Chính vì vậy khi xảy ra cháy sẽ hình thành "hiệu ứng ống khói" và "hiệu ứng gió". Nếu đám cháy xuất phát từ tầng trên thì người dân cần chạy càng nhanh càng tốt xuống phía dưới, tầng 1, nơi có cửa chính để thoát ra ngoài. Đây là ưu tiên hàng đầu khi xảy ra các đám cháy tại các tòa nhà cao tầng.

Khi cháy nhà cao tầng, nên chạy lên trên hay chạy xuống dưới? Những kỹ năng này ai cũng cần biết - Ảnh 2.

Với những đám cháy xuất phát từ tầng cao, hãy di chuyển theo lối thoát hiểm xuống tầng thấp và thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên nếu ngược lại, đám cháy xuất phát từ tầng dưới, đặc biệt là tầng 1, lửa bùng phát dữ dội mà còn người không thể vượt qua, tình huống sẽ trở nên phức tạp hơn. Ngọn lửa sẽ vô tình bịt lại lối thoát hiểm cầu thang bộ và cửa chính của tòa nhà. Lúc này khói trong quá trình đốt cháy cũng sẽ bốc ngược lên trên với tốc độ nhanh. 

Theo đánh giá của các chuyên gia, chỉ mất thời gian rất ngắn để khói lên đến tầng cao nhất của một tòa nhà cao 100m.

Vì vậy, người dân ở các tầng thấp, có độ cao không quá 3,5m, có thể tìm lối thoát hiểm qua đường cửa sổ hoặc ban công, nếu đủ điều kiện an toàn như có thang dây để trèo ra ngoài. Nếu không, tuyệt đối không nhảy bởi khả năng sống sót cũng không cao. Thay vào đó, hãy cân nhắc di chuyển lên các tầng cao hơn hay tầng thượng, tìm một khu vực an toàn, đóng kín cửa lại để phần nào "cách ly" với đám cháy.

Tốt nhất nên là những khu vực có cửa sổ, ban công thoáng khí, cung cấp nhiều oxy. Nếu dưới cửa ra vào của căn phòng có các khe hở, tận dụng những chiếc khăn, chăn ẩm để chèn vào, ngăn không cho khói tràn vào khu vực riêng biệt này. Sau đó tích cực thực hiện các hành động để thu hút sự chú ý từ các hộ xung quanh, báo lực lượng chức năng, lực lượng CHCN kịp thời.

Khi cháy nhà cao tầng, nên chạy lên trên hay chạy xuống dưới? Những kỹ năng này ai cũng cần biết - Ảnh 3.

Nếu tạm thời chưa thể thoát xuống theo lối bên dưới, cần tìm một khu vực an toàn, cách ly với đám cháy bằng cách đóng kín cửa, chặn các khe hở bằng khăn, chăn ẩm (Ảnh minh họa)

Những kỹ năng ai cũng cần khi xảy ra hỏa hoạn

Khi ngọn lửa đang ở gần hơn bao giờ hết, cần áp dụng một số kỹ năng thoát hiểm trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn khác để di chuyển đến khu vực an toàn hơn, cách xa ngọn lửa, đồng thời duy trì oxy, duy trì hơi thở của bản thân.

Nếu cần băng qua ngọn lửa, hãy dùng một chiếc chăn bông, choàng lên người, dùng khăn ẩm để phủ lên đầu, đồng thời che kín mũi, thấm vải ẩm lên mắt để băng qua ngọn lửa. Những vật dụng trên sẽ tạm thời bảo vệ người dân khỏi độ nóng và khói từ ngọn lửa. Xuyên suốt quá trình di chuyển, hãy đi khom hoặc bò ở vị trí thấp, gần mặt đất để hạn chế tối đa tình trạng hít phải khói dẫn đến ngạt khói và ngất đi.

Khi cháy nhà cao tầng, nên chạy lên trên hay chạy xuống dưới? Những kỹ năng này ai cũng cần biết - Ảnh 4.

Cúi khom người hoặc bò sát mặt đất nếu cần di chuyển trong đám cháy (Ảnh minh họa)

Như đã nói ở trên, khi không thể chủ động thoát ra khỏi hiện trường, điều người dân cần nhất là tìm thấy một khu vực an toàn để tạm thời "ẩn náu". Ngoài ra, khu vực này cũng không nên là các khu vực quá khuất, quá tối hoặc quá khó tìm như gầm giường, tủ quần áo.... Bởi khi trốn tại những khu vực này, công tác cứu nạn của lực lượng chức năng sẽ vô tình gặp khó khăn. Người dân sẽ không thể được tìm ra và giải cứu một cách nhanh chóng.

Trong thời gian đợi lực lượng cứu hộ, hãy tiếp tục sử dụng những chiếc khăn, tấm vải ướt, có nước để che mũi và thấm lên mắt. Việc làm này sẽ giúp kéo dài sức chịu đựng của người dân.

Một số lưu ý khác:

- Không quá hoảng loạn, nên bình tĩnh để xử lí các tình huống.

- Luôn đặt ưu tiên tính mạng con người lên hàng đầu.

- Trước khi đám cháy bùng lớn, cố gắng hô hoán cho tất cả mọi người trong khu vực, sơ tán người ở gần ngọn lửa.

- Tuyệt đối không sử dụng thang máy để thoát hiểm.

Bên cạnh các kỹ năng, mỗi người dân, mỗi hộ gia đình cũng cần nâng cao ý thức và nhận thức về các biện pháp PCCC, đề cao tinh thần cảnh giác trong sinh hoạt hàng ngày; cũng có thể chủ động, trang bị các phương tiện, thiết bị PCCC ngay tại nhà như hệ thống báo cháy, bình chữa cháy, thang dây, dây thoát hiểm, búa kháng lực…. Áp dụng được các kỹ năng và công cụ PCCC, sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ bản thân cũng như gia đình an toàn hơn khi xảy ra hỏa hoạn.

Khi cháy nhà cao tầng, nên chạy lên trên hay chạy xuống dưới? Những kỹ năng này ai cũng cần biết - Ảnh 5.

Ngoài nâng cao ý thức, các gia đình có thể tự trang bị các bộ dụng cụ PCCC cho riêng mình (Ảnh minh họa)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại