Khái niệm về "du hành thời gian" có lẽ là một trong những chủ đề thu hút không ít sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là những năm gần đây, nhiều bộ phim và tiểu thuyết cũng lấy chủ đề này để tạo dựng cốt truyện. Bên cạnh đó, "Du hành thời gian" vẫn chỉ là giả thuyết, chưa có sự kiện hay thực tế gì chứng minh điều đó.
Thế nhưng, vào năm 2008, người ta lại phát hiện ra một chiếc "đồng hồ Thụy Sĩ" trong ngôi mộ cổ thời nhà Minh (Trung Quốc). Chẳng lẽ "đi xuyên thời gian" là có thật?
Sự kiện cụ thể là và năm 2008, tại huyện Thượng Tư, khu Tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, một nhà khảo cổ người Trung Quốc đã cho người khai quật một cỗ quan tài thời nhà Minh có niên đại hơn 400 năm.
Đồng thời, họ cũng phát hiện cỗ quan tài này được bao bọc bởi chất liệu Tam Hợp Thổ (Tam Hợp Thổ là một loại chất liệu xây dựng được trộn từ ba thành phần: Đất sét, cát và vôi. Thời hiện đại người ta gọi Tam Hợp Thổ là bê tông), cả khối này nặng khoảng 5kg.
Trong quá trình lấy khối Tam Hợp Thổ ra khỏi đất thì có một vật dính ở mặt dưới Tam Hợp Thổ rơi ra, va vào tảng đá vang lên âm thanh của kim loại. Chuyên gia tiến hành tìm kiếm thì phát hiện đó chính là một chiếc "nhẫn".
Sau khi thẩm định, vật thể này có chất liệu đồng và kích thước như một chiếc nhẫn bình thường, trên mặt có hình dạng đồng hồ, thời gian dừng lại ở 10:06, cạnh bên trái có chỗ lồi ra như nút bấm, mặt sau còn khắc chữ tiếng Anh "swiss".
Vậy thì tại sao trong khu mộ cổ đã hơn 400 năm này lại có một đồ vật như thế? Chẳng lẽ ngay thời nhà Minh đã có kĩ thuật chế tạo đồng hồ tinh tế như vậy?
Sau khi thông tin này được chia sẻ, có nhiều người cho rằng hình ảnh khai quật này là sản phẩm photoshop, hoặc đây chỉ là câu chuyện được dàn dựng, thậm chí có người còn nhận định phi lý hơn đó là sự kiện... "du hành thời gian".
Trước tình hình này, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu chiếc "đồng hồ" kỳ bí, nhưng càng lúc càng mơ hồ hơn vì có quá nhiều giả thiết.
Giả thiết 1: Đây không phải là chiếc nhẫn, vì thời bấy giờ chưa có lối chế tạo nhẫn theo kiểu đồng hồ đeo tay như vậy. Và nếu đó là chiếc nhẫn có hình đồng hồ thì chắc chắn không thể có chữ "swiss" trên đó được.
Giả thiết 2: Nếu đây là vật bồi táng (vật được chôn cùng quan tài), người dân nơi đây cũng không hề có tập tục làm những vật dụng kim loại nhỏ để mai táng cùng người chết.
Giả thiết 3: Chiếc đồng hồ đeo tay có ngày tháng đầu tiên xuất hiện vào năm 1912 và đồng hồ Thụy Sĩ được lưu hành ở Trung Quốc gần 100 năm, vì vậy việc chiếc đồng hồ Thuỵ Sĩ xuất hiện trong khu mộ cổ hơn 400 tuổi này là vô căn cứ.
Cuối cùng, cách lí giải hợp tình nhất chính là: Chiếc "đồng hồ Thụy Sĩ" này có khả năng do người dân thời hiện đại đánh rơi gần khu mộ. Sau quá trình vùi lấp, chiếc "đồng hồ" này đã vô tình nằm đúng bên cạnh cỗ quan tài. Đương nhiên cách lí giải này vẫn chưa hoàn toàn được xác nhận.
Tóm lại, đến hiện tại, việc xuất hiện vật thể vừa là "chiếc nhẫn", vừa là "đồng hồ" trong khu mộ cổ vẫn còn là một ẩn số.
(Nguồn: Kknews)