Khách sung sướng khi bước vào cửa hàng bán lẻ tự động, nhưng gian khổ sẽ thuộc về ai?

Huyền My |

Theo một số nguồn tin, nhà bán lẻ Whole Foods được cho là đang áp bức nhân viên của mình tới "chết"...

Các cửa hàng nằm trong chuỗi siêu thị Whole Foods đã nhận được khá nhiều phàn nàn từ khách hàng về việc các gian hàng không có nhân viên sau khi họ sử dụng công nghệ tự động hóa nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Một báo cáo mới đây có nhấn mạnh làm thế nào để có thể vừa mang lại hiệu quả trong kinh doanh vừa tránh được việc phải sa thải nhân viên.

Order-to-shelf, hoặc OTS, thực sự là một hệ thống quản lý kho khá cũ, nó chỉ được chú ý lại trong bối cảnh nền kinh tế bán lẻ đang phát triển.

Fangruo Chen, Giáo sư tại trường Kinh doanh Columbia chia sẻ với tờ Supermarket News rằng OTS chủ yếu được sử dụng cho các nhà sản xuất, nhà phân phối sản phẩm quản lý hàng tồn kho để duy trì việc kinh doanh.

Nhưng gần đây, các chuỗi bán lẻ lớn như Whole Foods và Target của Amazon đã hợp nhất hệ thống để kiểm tra quản lý kho hàng, nhằm cắt giảm chi phí.

Việc áp dụng công nghệ quản lý mới này đã khiến cho các nhân viên ở đây phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp.

Nhiều nhân viên, họ đang lo sợ phải đối mặt với việc thất nghiệp, khi phần lớn công việc của họ là kiểm tra các giấy tờ, số liệu liên quan tới OTS thay vì trực tiếp hỗ trợ khách hàng như trước đây. Một số nhân viên khác phát chán với hệ thống này nên họ đã chủ động nghỉ việc để tìm kiếm các công việc khác.

Một nhân viên của công ty Georgia Whole Foods chia sẻ rằng: "Chương trình OTS được áp dụng khiến chúng tôi bị sa thải.

Rất nhiều vị trí nằm trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý, điều phối viên thậm chí cả một quản lý khu vực. Nhiều người trong số họ bỏ đi vì họ không đồng tình với việc áp dụng OTS. Ví dụ, các quản lý cửa hàng được yêu cầu phải hoàn thành một danh sách kiểm tra với 108 mục cho OTS".

"Tôi phải thức dậy từ nửa đêm để kiểm tra các mục theo yêu cầu, vì chỉ cần có bất kỳ một sai sót nhỏ thôi chúng tôi phải làm lại từ đầu", một giám sát viên của một West Coast Whole Foods chia sẻ.

"Những khắt khe trong công việc tạo ra bầu không khí căng thẳng, áp lực. Nếu nhìn thấy một nhân viên nào đó khóc là chuyện vô cùng bình thường".

Giới truyền thông đã yêu cầu những phản hồi từ phía Amazon về sự việc này, nhưng vẫn chưa nhận được câu trả lời.

Các nhân viên ở Whole Foods phải duy trì 108 mục checklist. Người giám sát sẽ sử dụng một thang điểm để đánh giá nhân viên hai lần một tuần. Nếu bất kỳ ai chỉ đạt dưới 89,9% được coi là không đủ điều kiện để tiếp tục làm việc.

Cách quản lý khắt khe với các nhân viên của Whole Food được cho là bắt đầu từ khi Amazon mua lại chuỗi cửa hàng này, nhưng thực tế là đã được áp dụng từ tháng hai năm ngoái khi John Mackey vẫn là Giám đốc điều hành. Nhưng khi đó tất cả các nhân viên đều vô cùng hài lòng với việc này.

Tuy nhiên, vào tháng 6 Amazon đã mua Whole Foods và phát sinh những vấn đề phức tạp sau đó. Nhiều báo cáo bí mật đã tiết lộ rằng nhiều lao động lâu năm vì muốn giữ vị trí của họ, đã đồng ý thực hiện những nhiệm vụ phi lý.

Nhân viên ở đây, được giao nhiệm vụ bí mật theo dõi lẫn nhau, nếu phát hiện và báo cáo một ai đó sai phạm họ sẽ được thưởng.

Một nhân viên tiết lộ rằng, nếu cô ấy bị bắt gặp đang khóc khi bị ngược đãi cũng sẽ bị sa thải. Whole Foods bị cho là thực sự "tàn bạo", khi áp dụng một hệ thống quản lý khắt khe tới mức giống như một sợi dây treo cổ cho nhân viên.

Chúng ta đều biết việc các công ty tái đầu tư đều vì mục đích tăng hiệu suất lao động để họ có thể trở nên lớn mạnh bất kỳ đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, với cách làm của Whole Foods hiện nay, không biết rằng Amazon có thành công trong việc nâng cao năng suất lao động, nhưng hy vọng Amazon sẽ hỗ trợ một cách tốt nhất cho nhân viên của Whole Foods để họ có thể thoát khỏi cảnh khốn khổ như hiện tại để tìm kiếm một công việc khác tốt hơn.

Thật không may, các doanh nghiệp lớn hiện nay đều mong muốn được giống như Amazon.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại